'Soi' lực lượng lính thủy đánh bộ Hải quân TQ

'Soi' lực lượng lính thủy đánh bộ Hải quân TQ
TPO - Lính thủy đánh bộ (LTĐB) của Lực lượng Hải quân Trung Quốc (Navy PLA) bao gồm các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị chiến hạm, bao gồm cả chiến hạm đổ bộ.

'Soi' lực lượng lính thủy đánh bộ Hải quân TQ

> Lý Quang Diệu: ‘Trung Quốc sẽ thất bại nếu xung đột với Mỹ’

> Cảnh sát biển Việt - Nhật tăng cường hợp tác 

TPO - Lính thủy đánh bộ (LTĐB) của Lực lượng Hải quân Trung Quốc (Navy PLA) bao gồm các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị chiến hạm, bao gồm cả chiến hạm đổ bộ.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ, có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ tác chiến trong khu vực và ngoài biển quốc tế.

Lịch sử hình thành: Lực lượng lính thủy đánh bộ Navy PLA được thành lập vào năm 1953 với mô hình quân đoàn số 1 tăng cường, có nhiệm vụ chuẩn bị đổ bộ lên đảo Đài Loan và tiêu diệt, truy quét lực lượng Quốc Dân Đảng trên các đảo, quần đảo ven bờ biển Trung Hoa. Quân đoàn được tổ chức và hành thành từ 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn được lựa chọn từ Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, sau đó bổ xung thêm một trung đoàn tăng thiết giáp, Ban chỉ huy lực lượng xây dựng thêm một trung đoàn bộ binh và trung tâm huấn luyện. Cuối chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, lực lượng linh thủy đánh bộ Hải quân Trung Quốc có khoảng 110.000 cán bộ chiến sĩ.

Trong cuộc khủng hoảng ở Đài Loan năm 1954 – 1955. Quân đoàn lính thủy đánh bộ đã tham gia thành công có hiệu quả cao các chiến dịch trên các đảo Dachen, Yushan Pishan, Itszyanshan. Nantseiishan và một số hòn đảo khác, đang bị lực lượng Quốc Dân Đảng kiểm soát. Nhưng ý đồ chiến lược đổ bộ lên đảo Đài Loan bị hủy, khi Mỹ dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Trung Quốc tấn công đảo Đài Loan, theo nguyên nhân đó quân đoàn lính thủy đánh bộ bị giải thể vào năm 1957.

Vào năm 1979, sau khi xảy ra những xung đột xảy ra trên các quần đảo thuộc biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã quyết định xây dựng lại lực lượng Lính thủy đánh bộ trong biên chế một lữ đoàn và nằm trong biên chế của Hạm đội Nam Hải, lực lượng có căn cứ tại đảo Hải Nam và các đơn vị khác đóng quân trên một số hòn đảo trên các quần đảo thuộc biển Đông. Vào năm 2001, Hải quân Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm một lữ đoàn lính thủy đánh bộ, triển khai trong thành phố Trấn Giang. Lực lượng lính thủy đánh bộ hiện đại của Navy PLA có từ 16000 đến 20000, trong trường hợp xung đột căng thẳng sẽ tăng cường lên đến 50.000 binh sĩ.

Tầu đổ bộ hạng nặng model 072-II
Tầu đổ bộ hạng nặng model 072-II.
'Soi' lực lượng lính thủy đánh bộ Hải quân TQ ảnh 2
'Soi' lực lượng lính thủy đánh bộ Hải quân TQ ảnh 3
Lính thủy đánh bộ hải quân Trung Quốc huấn luyện chiến đấu
Lính thủy đánh bộ hải quân Trung Quốc huấn luyện chiến đấu.
 

Trung tâm huấn luyện lực lượng lính thủy đánh bộ Hải quân Trung Quốc nằm ở thành phố Trấn Giang, thuộc Tỉnh Quảng Đông. Trung tâm huấn luyện hoạt động theo mô hình lực lượng lính thủy đánh bộ nước ngoài, huấn luyện các chuyên gia cho các lực lượng bộ binh, pháo binh, xe tăng, công binh, đổ bộ đường không, thông tin liên lạc của lực lượng LTĐB PLA. Trung tâm có thao trường cho đổ bộ đường không bằng trực thăng, đổ bộ đường biển, các lớp kỹ thuật khoa học quân sự, xạ kích có ứng dụng công nghệ hiện đại như công nghệ laser mô phỏng đường đạn. Đồng thời cũng có những trung tâm đào tạo huấn luyện khác, được bố trí trên đảo Hải Nam gần với thành phố Phúc Châu.

Tầu vận tải đổ bộ
Tầu vận tải đổ bộ "Tsyunsha".
 

Biên chế tiêu chuẩn của lữ đoàn LTĐB có từ 8 đên 10 nghìn người. Cơ cấu biên chế tổ chức bao gồm có: Ban chỉ huy lữ đoàn – Ban chỉ huy, cơ quan tham mưu và cơ quan chính trị, ban chỉ huy và cơ quan chính trị các đơn vị- ban chỉ huy các phân đội;

Trung đoàn lính thủy đánh bộ biên chế 2 tiểu đoàn xe tăng lội nước Type 63 và xe tăng hạng trung Type 59 – tương đương như xe tăng lội nước PT-76 và xe tăng T-54 A/B của CCCP và 3 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.

Tiểu đoàn đặc nhiệm lính thủy đánh bộ ( đổ bộ - tấn công ) có quân số khoảng 750 cán bộ binh sĩ.;

Các khẩu đội pháo 120mm pháo tự hành SAU, tên lửa chiến thuật САУ, pháo phản lực dàn, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không;

Các phân đội đặc nhiệm;

Các phân đội thông tin liên lạc, tác chiến điện tử và hóa học.

Tầu đổ bộ hạng nhẹ model 271
Tầu đổ bộ hạng nhẹ model 271.
 

Trong các lữ đoàn lính thủy đánh bộ Trung Quốc không có không quân riêng, những nhiệm vụ cần có sự hỗ trợ của không quân, lính thủy đánh bộ Trung Quốc sử dụng không quân Hải quân hoặc Không quân Trung Quốc. Vào năm 1998 khoảng 5000 lính thủy đánh bộ đã được cơ động đường không bằng máy bay vận tải IL – 76MD để khắc phục hậu quả lũ lụt.

Lực lượng đặc biệt của LTĐB Trung Quốc là lực lượng đặc công nước (người nhái) các đơn vị đặc công nước là các tiểu đoàn đặc nhiệm của lữ đoàn lính thủy đánh bộ, Tiểu đoàn đặc công nước có biên chế khoảng 250 người (theo thông tin khác có thể đến 400 người), theo biên chế có 3 đại đội trinh sát – đặc công, trong đó có một đại đội đổ bộ từ trên không.

Một tiểu đoàn có khoảng từ 16 – 18 tổ đặc công luồn sâu, có nhiệm vụ trinh sát các khu vực ven bờ biển, hải đảo hoặc các đảo nhỏ, nằm dưới quyền kiểm soát của đối phương, bí mật dọn dẹp tạo bàn đạp đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ, rà phá các trận địa mìn, thủy lôi và các chướng ngại vật, vật cản chống đổ bộ, sử dụng thuốc nổ, vũ khí trang bị tiêu diệt các căn cứ ven biển, trên hải đảo hoặc khu vực phòng thủ của đối phương, tấn công các tầu chiến đấu, tầu vận tải hoặc tầu xuồng chiến đấu của đối phương đang neo đậu ở bến cảng, căn cứ hoặc khu vực canh phòng, dẫn bắn và chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện bay, các loại vũ khí chính xác.

Tầu đổ bộ hạng nhẹ model 079
Tầu đổ bộ hạng nhẹ model 079.
 

Trong biên chế lực lượng bộ binh của Quân đội Trung Quốc, có các quân đoàn được giao đặc trách nhiệm vụ tham gia vào các chiến dịch đổ bộ, sư đoàn chủ lực đổ bộ số 1 và số 124, lữ đoàn xe tăng và lữ đoàn đổ bộ đặc nhiệm số 137 với tổng quân số lên đến 2500 binh sĩ.

Các tầu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc bao gồm 25 tầu lớn, 45 tầu đổ bộ, 4 tầu vận tải và 20 – 30 xuồng đổ bộ trên đệm không khí. Lực lượng thường trực sẵn sàng đổ bộ bao gồm 19,7 nghìn binh sĩ, 400 xe tăng và khoảng 22000 tấn cơ sở vật chất, đạn và trang bị hữu dụng. (Thông số cập nhật đến năm 2006)

Tầu đổ bộ hạng trung type 073-II
Tầu đổ bộ hạng trung type 073-II.
 

Từ những đánh giá và nhận xét như trên, sự phát triển của các tầu đổ bộ Trung Quốc, rút kinh nghiệm từ các cuộc xung đột năm 1970-x, vẫn còn thiếu các tầu đi biển có trọng tải lớn, có khả năng chở được các xe tăng, xe bọc thép và xuồng đổ bộ chạy trên đệm không khí.

Tầu đổ bộ chiến thuật hạng nặng Type -079-I
Tầu đổ bộ chiến thuật hạng nặng Type -079-I.
 

Lượng giãn nước tiêu chuẩn – 3100 т., giãn nước đủ tải – 4170 т. Kích thước thân tầu: 120.0х15.3х2.9 м. Động lực trạm nguồn: DU – 9600 mã lực. Tốc độ hải trình trung bình 18 knots. Tầm xa hoạt động – 3000 dặm (14 knots.). Lượng dầu dự trữ 800 т. Thủy thủ đoàn – 104 người.(10 sĩ quan ).
Pháo phòng không: 3 ụ súng х 2 nòng 37-мм, tên lửa phòng không . Lính thủy đánh bộ: 200 người., 5 xe tăng hoặc 500 tấn hàng cơ sở vật chất. Phương tiện đổ bộ bao gồm: Cửa sàn đổ bộ, 2 xuồng đổ bộ .

Đổ bộ đường không – biển
Đổ bộ đường không – biển .
 

Tầu đổ bộ chiến thuật type 072-II,III.

Lượng giãn nước: tiêu chuẩn – 3420 т., đủ tải – 4800 т. Kích thước thân tầu: 119.5х16.4х2.8 м. Động lực trạm nguồn : DU – 9600 mã lực. Tốc độ cực đại 18 knots. Tầm hoạt động – 3000 dặm (14 knots.) Lượng dự trữ dầu 800 т. Kíp lái – 104 người.(10 sĩ quan).
Pháo : 3х2 37-мм, Pháo phản lực 122-mm RSZО (trên một số tầu đổ bộ ), tên lửa phòng không.
Lính thủy đánh bộ: 250 người và 10 xe tăng với 500 tấn hàng cơ sở vật chất. Trang thiết bị phương tiện đổ bộ: Cửa sàn đổ bộ, 4 xuồng đổ bộ, máy bay trực thăng Z-8, sàn cất cán thẳng đứng cho máy bay trực thăng , không có khoang chứa máy bay.

Tầu đổ bộ hạng nặng type 072 " Yuykan " (пр. 072, theo NАТО – "Yukan-class") được đóng vào năm 1980 x. Có thể mang 200 lính thủy đánh bộ và 5 xe tăng, hoặc 500 tấn tải trọng hữu dụng, tầu có thể đổ bộ lên bờ vùng nước cạn hoặc sử dụng hai xuồng đổ bộ, nhưng không tiếp nhận được máy bay trực thăng. Cơ số dự trữ lương thực và dầu là 5 ngày cơ động. Tầm hoạt động được xác định là trong khu vực vùng nước Biển Đông. Có tất cả 7 chiếc tầu lớp này có số hiệu là: (№ 927, 928, 929, 930, 931, 932 и 933), hiên nay đang nằm trong biên chế của hạm đội biển Đông.

Sự phát triển tiếp theo của tầu đổ bộ lớp Type – 72 là 14 chiếc tầu đổ bộ lớp Yuting 72-II. (pro. 072-II, mã НАТО "Yuting-class"). Với một số những thay đổi về thiết kế, tầu có khả năng chở được nhiều xe tăng và lính thủy đánh bộ hơn, đặc biệt là có khả năng tiếp nhận máy bay trực thăng trên boong . Các tầu chiến, được thiết kế bởi viện thiết kế 708 tại Thượng Hải, và tầu được đóng tại 2 nhà máy đóng tầu "Hudong Shipyard" và "Dalian Shipyard". Từ năm 1992 đến 2002. đã đưa vào biên chế trong Hải quân 11 chiếc ( số hiệu trên boong № 908, 909, 910, 934, 935, 936, 937, 938, 939, 940 và 991), trong đó có 3 chiếc Hạm đội biển Bắc, 7 – Hạm đội biển Đông, và 1 – Hạm đội biển Nam.

Ban đầu, theo class "072-II" có kế hoạch đóng 15 tầu, nhưng tình từ năm 2002, chất lượng của tầu được tăng lên và hiện đại hóa, từ model này đã phát triển lên dự án - "072-III". 3 chiếc tầu lớp nâng cấp cải tiến này được đưa vào hạm đội biển Bắc, và 4 chiếc được tăng cường cho hạm đội biển Nam.

Các tầu đổ bộ hạng trung lớp "Yuda" (Dự án 073-II, mã hiệu NATO "Yudao class") và "Yuyden" (Dự án 073- III, mã hiệu NATO "Yudeng cclass"), với giảm thiểu khả năng chở lực lượng lính thủy đánh bộ, mục tiêu chủ yếu là tác chiến trong vùng biển gần. tầu đổ bộ "Yuda" là sự phát triển của dự án không thành công 073, thử nghiệm đưa vào chế tạo vào năm 1960, Và chỉ 10 năm sau 4 chiếc tầu lớp 073-II được hiện đại hóa và đưa vào lực lượng dự bị động viên. Trong giai đoạn này tính từ năm 1991 đến 2001, Trung Quốc đã đóng 11 tầu đổ bộ type 072-III, trong đó 10 chiếc được đưa vào biên chế trong hạm đội Biển Đông (số hiệu № 941, 942, 943, 944, 945, 946, 947, 948, 949 và 950), một chiếc vào hạm đội Biển Nam (№ 990). Trên thực tế, tầu đổ bộ hạng trung Yuyden, nhưng giảm bớt số lượng binh sĩ trên boong và cũng có khả năng đổ bộ thẳng lên bờ biển, thông qua cửa khoang đổ bộ ở mũi tầu.

Thông số kỹ chiến thuật tầu đổ bộ hạng trung 073-III "Yuda"

Lượng giãn nước : tiêu chuẩn – 1460 tấn., đầy tải – 2000 tấn. Kích thước thân tầu: 87.0х12.6х2.25 m. Động lực trạm nguồn : DU – 4800 mã lực. tốc độ 18 knots. Tầm xa hoạt động – 1500 dặm (14 knots.). Dự trữ dầu – 450 tấn. Thủy thủ đoàn – 74 người. (10 sĩ quan).
Súng phòng không: 3х2 37-мм АУ, pháo phản lực 122-mm, tên lửa phòng không.
Lính thủy đánh bộ: 180 binh sĩ và 6 xe tăng hoặc 250 tấn hữu dụng. Khoang đổ bộ – 400 m2.

Tầu đổ bộ hạng nhỏ là loại tầu đổ bộ type – 079 và 074, mã hiệu NАТО – "Yulian class" và "Yuhai class". Theo dự kiến kế hoạch sẽ đóng khoảng 32 tầu đổ bộ tính từ năm 1972 đến năm 1983, trong giai đoạn ngày nay được biên chế vào hạm đội Biển Nam. Vào năm 1995 – 2000, để thay thế các tầu lớp 079 đã cũ, trong biên chế tăng cường thêm 10 tầu mới lớp 074.

Thông số kỹ chiến thuật tầu đổ bộ lớp 079 "Ngọc Lâm".

Lượng giãn nước: tiêu chuẩn – 730 tấn., đầy tải – 834 tấn. Kích thước thân tầu: 60.3х10.0х2.38 m. Động lực: DU – 2000 mã lực.
Tốc độ: 7 knots. Tầm xa hải hành – 1000 dặm (7 knots.) dự trữ lượng dầu 80 tấn. Thủy thủ đoàn – 60 chiến sĩ. (6 sĩ quan).
Pháo phòng không: 1х2 37-мм, tên lửa phòng không. Lính thủy đánh bộ: 200 người và 2 xe tăng hoặc 100 tấn hàng hóa. Đổ bộ bằng cửa khoang đổ bộ.

Thông số kỹ chiến thuật tầu đổ bộ hạng nhẹ 074 "Yuyhay"

Lượng giãn nước: tiêu chuẩn – 730 tấn, đầy tải – 834 tấn. Kích thước thân tầu: 54.8х10.4х2.7 м. Động lực nguồn : DU – 2600 mã lực.
Tốc độ - 14 hải lý. Tầm xa hải trình – 1000 dặm (7 knots.) Dự trữ dầu 80 tấn. Thủy thủ đoàn – 56 người . (6 sĩ quan).
Vũ khí: 1х2 37-mm, tên lửa phòng không. Lính thủy đánh bộ: 250 người và 2 xe tăng hoặc 100 tấn hàng hữu dụng. Đổ bộ qua cửa đổ bộ.

Thông số kỹ chiến thuật tầu vận tải "Tsyunsha"

Lượng giãn nước đầy tải – 2150 tấn. Kích thước : 86.0х13.4х1.39 m. Động lực trạm nguồn DU – 3960 mã lực. Tốc độ 16 knots.
Tầm xa hải trình – 3000 dặm (14 knots.). Dự trữ dầu – 500 tấn. Thủy thủ đoàn – 59 người. (10 sĩ quan).
Vũ khí: 3х2 37-mm pháo phòng không, tên lửa phòng không. Lính thủy đánh bộ: 400 người. và 300 tấn tải trọng hữu dụng.
Hiện trong lực lượng hải quân PLA có trong biên chế 4 chiếc tầu vận tải lớp Tsyunsha, có khả năng vận chuyển 400 binh sĩ và 350 tấn hàng hóa quân dụng, tầm hoạt động đến 3000 dặm. Các tầu vận tải loại này trên thực tế là các tầu chở khách, có trang bị cẩu móc hàng thông thường, chỉ có thể nhận hàng và đổ hàng ở những khu vực đã chuẩn bị sẵn (cầu cảng). đồng thời không có khả năng đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ trong các trận đánh đổ bộ trực tiếp lên bờ biển đối phương.

Vào những năm 1960-x hải quân Trung Quốc đóng hàng loạt các tầu đổ bộ tự hành hạng nhẹ, tương tự như tầu đổ bộ của CCCP T-4, có thể chở được 1 xe tăng loại PT-76 hoặc 20 – 30 lính thủy đánh bộ. Hiện nay, các tầu đổ bộ đó đã bị loại khỏi biên chế, có thể sử dụng trong vận tải đường sông hoặc các vùng nước ven biển với mục tiêu dân sự.


Những năm 1980 - x, trong biên chế của lực lượng hải quân Trung Quốc có sử dụng khoảng từ 20 – 30 tầu đổ bộ tự hành chạy trên đệm khí model Jinsha dự án 724. Theo đánh giá của tờ báo mạng "Sinodefence.com" - " đây là những chiếc tầu đổ bộ loại nhỏ, không có vũ khí trang bị, chở được 10 lính thủy đánh bộ, có tốc độ cơ động lên đến 40 knots và tầm hoạt động là khoảng 100 km. tầu đổ bộ chạy trên đệm không khí là phương tiện đổ bộ tốc độ cao, có thể được chứa trong khoang của các tầu đổ bộ trọng tải lớn, hoặc được sử dụng để đổ bộ đánh chiếm các mục tiêu nhỏ, trên các vùng nước có địa hình đáy biển phức tạp, hoặc đơn gian chỉ là sử dụng để đổ bộ các lực lượng trinh sát đặc nhiệm …

Năm 2005 Hạm đội Hải quân Trung Quốc tiếp nhận thêm bao tầu nhỏ có thiết kế hiện đại loại hai thân không boong tầu (dạng phà) với số hiệu trên thân tầu là:. № 3232, 3233 и 3315). Thông số kỹ thuật: tải trọng hữu dụng – 800 tấn, có thể chở từ 3-4 xe tăng hoặc 200 lính thủy đánh bộ.

Phương tiện mang

Số lương binh sĩ trên boong

Loại

Số lượng

Đơn chiếc

Tổng số

Tầu ngầm

27


2608

Tầu ngâm nguyên tử model. 091 "Han"

4

36

144

Tầu ngầm diesel model. 039G "Sun» (c tên lửa chống tầu «YJ-8")

13

36

468

Tầu ngầm diesel model . 877EKM ( Varsava) và model. 636

4

24

96

Tầu ngầm diesel model . 636EM ( Với tên lửa hành trình chống tầu «Club»)

8

24

192

Tầu ngầm diesel model.041 "Yuan"

2

36

72

Tầu ngầm diesel model 035, "Min"

24

32

768

Tầu ngầm diesel model "Romeo"

31

28

868

Tàu khu trục

29


722

Lớp "Lyuyda"

15

38

570

Model 956E và 956EM

4

38

152

Tầu hộ tống

48


930

Lớp "Tszyanhu-1,-2,-5"

28

30

840

"Tszyanhu-3"

3

30

90

Tầu tuần biển

232


2574

Lớp "Thượng Hải-2;-3", model .062 / 1

115

10

1150

Lớp "Hải Nam", model 037.

95

12

1140

Lớp "Haytszyuy" ... 037/1

22

12

284

Tầu rà phá thủy lôi và rải thủy lôi model 918.

46


970

Tầu rải phóng thủy lôi Volei

1

300

300

Tầu MTS lớp T-34, model 918

40

16

640

Tầu RTS lớp «Восао», model 082.

5

6

30

Không quân

80


480

Máy bay ném bom H-5

8

6

480

Tổng số



8264

Bảng tổng số các phương tiện và quân số chuyên chở của các đơn vị lính thủy đánh bộ Trung Quốc

Những thông số trên bảng cho thấy, trong cơ cấu biên chế lực lượng đổ bộ, không có tầu đổ bộ có khả năng biên chế 1 đơn vị tác chiến tiêu chuẩn (1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ). có thể rút ra kết luận::

Đơn vị tác chiến tiêu chuẩn của LTĐB Trung Quốc trên các chiến trường xa lãnh thổ sẽ là Đại đội lính thủy đánh bộ, được biên chế trên boong tầu của một tầu đổ bộ hạng lớn hoặc hạng trung;

Lính thủy đánh bộ, hoạt động tác chiến trong khu vực biển gần, theo nguyên tắc tác chiến đồng bộ, phối hợp chặt chẽ lực lượng sẽ triển khai lực lượng đến cấp Tiểu đoàn( khu vực biển Đông, Biển Nam).

Một trong những điểm yếu mà lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc đang từng bước khắc phục, đó là đổ bộ Biển - Không - Bộ. Có nghĩa là đổ bộ từ trên biển vào đất liền và đổ bộ từ trực thăng vào hậu phương của đối phương. Lực lượng đổ bộ đường không có 18 tầu đổ bộ hạng nặng class 072 –II và III, nhưng không có một tầu nào có khả năng mang trực thăng cố định trên boong tầu. Điều đó cho thấy, lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc được sử dụng chủ yếu cho các chiến trường dự kiến thuộc vùng biển gần, hoặc các khu vực ven bờ biển Trung Quốc.

Đơn vị LTĐB

Số lượng

Số lượng tầu vận tải yêu cầu

Tầu hạng nặng model 072

Tầu hạng nặng model 072-II;III

Tầu hạng trung model 073 –II;-III

Tầu hạng nhẹ model 079

Tầu vận tải lớp Tsyunsha

Tiểu đoàn

750

4

3

4

4

2

Yêu cầu các tầu theo thực tế tác chiến một đơn vị chiến đấu của lực lượng LTĐB Trung Quốc

Thông số

Loại tầu vận tải yêu cầu

Tầu hạng nặng model 072

Tầu hạng nặng model 072-II;III

Tầu hạng trung model 073 –II;-III

Tầu hạng nhẹ model 079

Xuồng đổ bộ đệm khí

Tầu vận tải lớp Tsyunsha

Số lượng tầu

7

18

15

42

3

4

Số lượng binh sĩ chuyên chở

1400

4500

2700

8900

600

1600

Số lượng xe tăng chuyên chở

35

180

90

84

9


Tải trọng hữu ích

3500

9000

3750

4200

450

1200

Tổng số

Tổng số 89 tầu đổ bộ, 19700 binh sĩ. 398 xe tăng. 22100 tấn hàng hóa

        Tiềm lực của lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc, năm 2006.

Nhận xét chung: Lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như sau:

Thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ của hạm đội, hoặc tham gia tác chiến đồng thời cùng lực lượng bộ binh;

Là thê đội một trong các chiến dịch đổ bộ đường biển của Quân chủng lục quân.

Các phương tiện tác chiến đổ bộ của LTĐB Trung Quốc, phát triển trong tương lai gần
Các phương tiện tác chiến đổ bộ của LTĐB Trung Quốc, phát triển trong tương lai gần.
 

Trong giai đoạn ngày nay, lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc đang triển khai cùng với Ucaraina đóng từ 6-8 tầu đổ bộ hạng nhẹ chạy trên đệm không khí theo thiết kế của Liên bang Xô viết Zubr, đồng thời đóng tầu đổ bộ hạng nặng đa nhiệm.


Tầu đổ bộ chạy trên đệm không khí Zubr theo dự án "Зубр" (1232.2) có khả năng mang trên boong tầu 3 xe tăng T-72(8 xe BMP-2 hoặc 10 xe BTP-80), hoặc 360 binh sĩ đổ bộ, có khả năng cơ động trên 300 dặm với tốc độ 60 knots ( tương đương như xe ô tô hạng nhẹ chạy trên đường xa lộ). Yểm trợ hỏa lực cho bộ binh, trên tầu có pháo phản lực 22 nòng Ogon được lắp trực tiếp trên thân tầu. Vũ khí phòng không tầm thấp như AK -630 và tên lửa phòng không vác vai Strela hoặc Igla. 

Theo thông tin của tờ báo mạng "Sinodefence.com" Trung Quốc đang xây dựng tầu đổ bộ siêu nặng và là quân cảng di động có lượng giãn nước khoảng 17000 tấn – 20000 tấn. Trong tầu có thể chứa được 3-4 tầu vận tải hạng nhẹ "Tszinsha" Khoang chứa máy bay đuôi tầu có thể chứa từ 2-3 máy bay trực thặng Z-8, có khoang chứa và sân bay trực thăng trên boong phía cuối tầu. Lực lượng lính thủy đánh bộ khoảng 300 đến 1000 binh sĩ. Để phòng không, tầu được trang bị hệ thống tên lửa HQ-7 và pháo 100 mm, bố trí ở phía mũi tầu. 

Sơ đồ mô phỏng 3D tầu đổ bộ, chỉ huy và cầu tầu mobile.
Sơ đồ mô phỏng 3D tầu đổ bộ, chỉ huy và cầu tầu mobile. .
 

Tầu đổ bộ chỉ huy lớp Tsinchenshan dự án 071 là lớp tầu chỉ huy – đổ bộ mang trực thăng lớn nhất của Trung Quốc đã được đưa vào biên chế cho lực lượng Hải quân. Tầu có thể thực hiện cùng một lúc 4 nhiệm vụ tác chiến: đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ, tiếp nhận và cất cánh máy bay trực thăng, trung tâm chỉ hủy tác chiến và là khách sạn quân sự trên biển, tầu có khả năng mang trên boong 1000 binh sĩ hải quân, 4 máy bay trực thăng Z-8, 4 tầu đổ bộ chạy trên đệm không khí trong khoang tầu và khoảng 20 xe bộ binh cơ giới.  

Tàu dự án type 071 chuẩn bị hoàn thiện
Tàu dự án type 071 chuẩn bị hoàn thiện.
 

Thông số kỹ thuật: Lượng giãn nước đủ tải 19000 tấn, chiều dài 210m, rộng nhất trên boong tầu là 28 m, mức ngấn nước là 7m. Tầu không bọc giáp bảo vệ, sử dụng động cơ diesel 4 × SEMT Pielstick 16 PC2.6 V400 công suất 47200 mã lực. (35197 kW) hai chân vịt, tốc độ hải trình 20 knots. Khả năng hoạt động 11000km với tốc độ 18 knots. Là tầu quân sự lớn nhất của hải quân Trung Quốc. Hiện có 2 tầu đang hoạt động trong biên chế có số hiệu trên boong tầu là 998 – 999. Tầu thứ nhất hạ thủy ngày 21 tháng 12 năm 2006, đưa vào biên chế 13 tháng 11 năm 2007. Tầu thứ 2 hạ thủy 16 tháng 11 năm 2010, đưa vào biên chế 20 tháng 7 năm 2011. tầu thứ ba đã hạ thủy ngày 30 tháng 9 năm 2011.

Với các tầu đổ bộ và tác chiến trên biển loại siêu trọng này, Trung Quốc đã trở thành 1 trong những cường quốc biển. Nhiệm vụ của hải quân đã mở rộng hơn, đủ khả năng bảo vệ các khu vực công nghiệp ven biển Trung Quốc, bao vây cô lập Đài Loan, bảo vệ các tuyến đường vận tải ven biển và có khả năng tấn công, đánh chiếm các đảo, quần đảo trong các vùng biển khu vực. 

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
TPO - Gặp Thái Lan, Xuân Son tiếp tục thể hiện được đẳng cấp và cái duyên ghi bàn của mình với cú đúp bàn thắng để vươn lên độc chiếm ngôi đầu danh sách Vua phá lưới ASEAN Cup 2024. Anh đã có 7 bàn và bỏ xa phần còn lại 3 pha lập công. Xuân Son trở thành tiền đạo đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam ghi được tới 7 bàn thắng ở một giải vô địch Đông Nam Á.