Pakistan giúp Trung Quốc, Iran chống Mỹ?

Pakistan giúp Trung Quốc, Iran chống Mỹ?
Ngày 18-2, Pakistan chính thức chuyển Trung Quốc quyền kiểm soát cảng Gwadar gần eo biển Hormuz. Một ngày trước đó, Iran công bố xây dựng căn cứ hải quân tại cảng Pasabandar, trên bờ Vịnh Oman. Căn cứ cách cảng Gwadar 30 cây số.
Pakistan giúp Trung Quốc, Iran chống Mỹ? ảnh 1

Không ai biết, liệu hai động thái có vô tình xuất hiện cùng. Hiệp định chuyển quyền kiểm soát cảng Gwarda cho Trung Quốc đã được cơ quan có thẩm quyền của Pakistan chấp thuận về nguyên tắc hồi cuối tháng 1-2013.

Thông qua các kênh ngoại giao, Tehran có thể nhận được từ Bắc Kinh thông tin Trung Quốc và Pakistan hoàn thành thủ tục bàn giao kiểm soát Gwadar ngày 18-2. Để tăng thêm ấn tượng lập căn cứ hải quân ở Pasabandare, rất có thể Iran quyết định công bố điều này một ngày trước khi thỏa thuận giữa Trung Quốc và Pakistan được chính thức ký.

Bắc Kinh và Tehran vốn là các đối tác chiến lược. Họ thừa sức xây dựng một kịch bản chung Gwadar - Pasabandar nhằm đạt sự hiệp lực chính trị và kinh tế. Nhất là khi các lợi ích địa chính trị của cả hai bên liên quan tới những đề án mới này rất tương đồng.

Cảng Gwadar tọa lạc ở vị trí "cổ họng" chiến lược của Vịnh Ba Tư. Từ đây chỉ 400 km là đến eo biển Hormuz, hành lang vận tải dầu và khí hóa lỏng của Trung Đông cho Trung Quốc, - chuyên gia Boris Volkhonsky thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga nhận xét:

“Đối với Trung Quốc, cảng Gwarda không chỉ quan trọng về lợi nhuận, thậm chí không chỉ có giá trị về mặt giảm chi phí vận tải nhiên liệu từ châu Phi và Trung Đông. Ý nghĩa của cảng nổi bật sau thực tế đối thủ địa chính trị của Trung Quốc là Mỹ bày tỏ chuyển dịch trọng tâm chiến lược của mình tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cách đây gần một năm.

Mỹ bắt đầu tích cực hiện diện quân sự ở các nước mà Trung Quốc không có mối quan hệ thật sự tin cậy. Trong đó có Philippines và đặc biệt quan trọng là Singapore, quốc gia đứng ở mũi đất phía nam bán đảo Malay. Phần hẹp nhất của eo biển Malacca là lối đi trọng tâm của hoạt động vận tải biển nhiên liệu hydrocarbon sang Trung Quốc.”

Rõ ràng, Bắc Kinh cũng như Tehran thực hiện bước tiến địa chính trị trên bình diện gia tăng đối đầu với Washington. Trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự, Mỹ không khó gì chặn đứng kênh cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc ở eo biển Malacca. Khoảng 80% nguồn nhiên liệu dành cho Trung Quốc đi qua hành lang này. Đó là nguyên nhân bắt buộc Trung Quốc thiết lập những tuyến đường vận tải thay thế.

Chiến lược của Trung Quốc được đề cập đến có tên Chuỗi ngọc trai, bao gồm mạng lưới các cơ sở chiến lược cảng, căn cứ và trạm quan sát ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. Trong khuôn khổ Chuỗi ngọc trai, quyền kiểm soát cảng Gwadar đối với Trung Quốc trở thành bước ngoặt về đảm bảo ưu thế địa chính trị ở khu vực.

Căn cứ ở Pasabandare sẽ mở rộng cho Tehran sự hiện diện quân sự của quốc gia trong vùng. Rõ ràng, nhiệm vụ của căn cứ không chỉ đơn thuần là kiểm soát biển, mà trong trường hợp bất khả kháng Pasabandare cho phép Tehran ngăn chặn hành lang năng lượng. Với khoảng cách vẻn vẹn 30 cây số giữa Pasabandar và Gwadar, Iran và Trung Quốc sẽ dễ dàng “tiền trao cháo múc” nhiên liệu dầu.

Trong bối cảnh quan hệ có phần lạnh nhạt với Mỹ, Pakistan tích cực thúc đẩy liên lạc với Trung Quốc và Iran. Bằng động thái giao quyền kiểm soát cảng Gwadar cho Trung Quốc, Pakistan đã dang tay giúp các đối tác tạo cơ hội phối hợp vị thế cho nhau trong khu vực.

Theo Voice of Russia

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.