Tàu khu trục FREMM-ER có khả năng tàng hình rất cao. |
Một trong số đó là tàu khu trục tàng hình FREMM-ER (Extend Range) dành riêng cho các nhiệm vụ phòng không và một thiết kế cải tiến tàu hỗ trợ Brave mà đã từng được giới thiệu cách đây 2 năm tại triển lãm Euronaval 2010.
Thiết kế của khu trục hạm tàng hình FREMM-ER tập trung nhiệm vụ phòng không và khả năng phòng chống tên lửa đạn đạo. Về cơ bản, thiết kế của tàu vẫn giống như ở khu trục hạm FREMM đang được Hải quân Pháp sử dụng hiện nay. Sự khác biệt chủ yếu là ở cột buồm được tích hợp radar Herakles và hệ thống tác chiến điện tử ở tàu FREMM nay được thay thế bằng một hệ thống radar mảng pha Sea Fire 500 mới của Thales.
Hệ thống radar Sea Fire 500 tương tự như hệ thống radar mảng pha đa chức năng AN/SPY-1D trang bị trên các tàu khu trục Aegis của Lockheed Martin, Sea Fire 500 có 4 mảng radar được gắn cố định ở 4 mặt cột buồm.
Thiết kế đồ họa của tàu khu trục FREMM-ER. |
Theo Navy Recognition, DCNS và Thales không tiết lộ chi tiết về hệ thống radar mới trang bị trên khinh hạm FREMM-ER của họ, việc giải thích chi tiết sẽ được thực hiện trong suốt quá trình diễn ra triển lãm Euronaval tới đây. Tuy nhiên, họ nói rằng FREMM-ER có thể thực hiện đa nhiệm vụ, tương tự như ở các khinh hạm FREMM trước đó.
Trên thực tế, FREMM-ER có thể được các hệ thống như tăng cường khả năng chống ngầm với một sonar định vị thủy âm biến đổi độ sâu (VDS), tăng cường khả năng tấn công mặt đất bằng tên lửa Scalp Naval.
Trung tâm Thông tin Chiến đấu (CIC) của FREMM-ER chia sẻ những đặc điểm như hệ thống tương tự được trang bị trên FREMM như trạm làm việc lớn, kiến trúc vạn năng, cấu hình hệ thống kiểu mô đun.
Mô đun Hệ thống Quản lý Chiến đấu (CMS) SETIS của tàu được phát triển bởi DCNS và khu vực Trung tâm Thông tin Chiến đấu có thể được cài đặt những phát minh thiết kế mới ở cả hiện tại và tương lai. Ở FREEM-ER, kíp thủy thủ vận hành tàu sẽ có thể tăng lên để chống lại những mối đe dọa bất đối xứng như cướp biển.
Thiết kế đồ họa của tàu hỗ trợ BRAVE. |
Tại Euronaval 2012, DCNS cũng sẽ trưng bài mô hình thiết kế cải tiến của lớp tàu hộ trợ Brave. Theo hình ảnh mô phỏng được họ cung cấp, hầu hết những thiết kế mới của của Brave đều tập trung vào phần mũi và đuôi tàu.
Mũi tàu Bravo mới được thiết kế đảo ngược tạo ra khả năng chống chọi với sóng biển tốt hơn, sàn đáp trực thăng hẹp và chỉ triển khai được một trực thăng (thiết kế trước đó là 2 trực thăng). Tuy nhiên vẫn có thể chứa máy bay trực thăng hạng nặng tới 35 tấn và không gian bên trong nhà chứa của tàu có thể mang 2 trực thăng.
Được phát triển trong hiệp hội với STX-France (cơ bản dựa trên nguyên tắc thiết kế của tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral đang rất thành công), thiết kế mới của Brave sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thay thế tàu hỗ trợ lớp Durance của Hải quân Pháp cũng như có thể tìm được khách hàng quốc tế.
Thiết kế đồ họa của tàu khu trục FREMM-ER, tàu hỗ trợ BRAVE và tàu sân bay. |
Các nhiệm vụ chính của Brave bao gồm: tiếp nhiên liệu và hỗ trợ tất cả các loại tàu chiến trên biển (gồm tàu sân bay, tàu mặt nước lớn/nhỏ và tàu ngầm); hỗ trợ các hoạt động hải quân theo đội hình; Chỉ huy và giám sát các hoạt động hàng hải cũng như hỗ trợ các hoạt động nhân đạo.
Hệ thống phòng thủ tên tàu được thiết kế theo kiểu mô đun và có thể đáp ứng theo tùy yêu cầu của các khách hàng.
Trường Sơn
(theo Navy Recognition)