Bi hài những bài văn tốt nghiệp

Bi hài những bài văn tốt nghiệp
Trong loạt bài thi tốt nghiệp vừa qua, khi phân tích diễn biến tâm lí của Mị, có thí sinh viết về về hành động của A Sử: “A Sử chửi bới, sỉ nhục Mị rồi nhậu nhẹt từ sáng đến tối”.

Bi hài những bài văn tốt nghiệp

> Làm gì khi thất lạc hoặc mất giấy báo dự thi?

> Năm bí mật của cô thủ khoa nội trú 

Trong loạt bài thi tốt nghiệp vừa qua, khi phân tích diễn biến tâm lí của Mị, có thí sinh viết về về hành động của A Sử: “A Sử chửi bới, sỉ nhục Mị rồi nhậu nhẹt từ sáng đến tối”.

Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013
Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.
 

Không thiếu những bài làm khiến giáo viên chấm văn tốt nghiệp THPT phải cười ra nước mắt, gọi bằng hai từ thảm họa.

Kết thúc chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, cô giáo dạy văn một trường chuyên khu vực phía Bắc chia sẻ, nhiều khi mình thực sự xúc động và ngỡ ngàng trước những áng văn chân thành và cách viết tài hoa trong một số bài làm của thí sinh.

Nhưng có khi người giáo viên lại buồn cười mà đau đớn lòng trước những câu văn thảm họa của trò.

Đối với người dạy Văn, công việc chấm bài của học trò không chỉ để trân trọng những tình cảm cao đẹp, trong sáng ở từng bài viết, phát hiện những suy nghĩ sâu sắc mới lạ mà còn là việc nhặt sạn, để từ đó uốn nắn kịp thời học sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, cô đã được “nếm” những món ăn vẫn còn biết bao sạn ở trong đó.

Ở bài viết nghị luận văn học, khi phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm xuân, có thí sinh đã “thêm mắm thêm muối” về hành động của A Sử: “A Sử chửi bới, sỉ nhục Mị rồi nhậu nhẹt từ sáng đến tối”.

Khi cảm nhận chi tiết Mị uống rượu “ừng ực từng bát” học sinh đã viết “Mị hận A Sử, Mị hận đời, hận chính mình. Mị muốn tự sát”.

“Khi Mị bị trói, Mị nghĩ rằng: sáng mai thôi, cái lỗ nhỏ ở buồng Mị sẽ bị A Sử bịt mất”. Thậm chí có bài viết sử dụng biện pháp so sánh và các dùng ngôn từ rất mạnh: “Mấy năm nay, Mị sống như con chó trong nhà Thống Lí, chỉ biết làm hồng hộc”.

Cảm nhận đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, có học sinh “hồn nhiên” viết rằng: “Đất nước là nơi chứng kiến mối tình vụng trộm của lứa đôi”…

Trong bài viết nghị luận xã hội, khi bàn bạc mở rộng về tấm gương Nguyễn Văn Nam, có em đã nhầm lẫn khi liên hệ tới bao con người hi sinh thân mình vì dân tộc như “Võ Văn Giáp lấy thân mình lấp lỗ châu mai” hay sáng tạo một tên tuổi lịch sử “Cù Lao Chánh lấp lỗ chông gai”.

Có bài viết bi quan cho rằng: “Nếu Nam không nhảy xuống thì không có ai cứu vì đa số các bạn trẻ thời nay đều tham sống sợ chết”…

Tất cả những hạt sạn theo cô là lỗi không tránh khỏi của học trò khi học văn mà không đọc kỹ tác phẩm, viết văn mà ngôn từ nghèo nàn, thiếu cảm xúc, suy nghĩ chưa thật sâu sắc. Đó cũng là điều mà những giáo viên văn như cô luôn trăn trở trong từng bài dạy để gạn đục khơi trong, để thắp lên ngọn lửa yêu văn trong mỗi tâm hồn học trò.

Theo Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG