Hai điểm sàn - Một lối thoát không hợp lý

Hai điểm sàn - Một lối thoát không hợp lý
TP - Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, người luôn đấu tranh để “mở đường” cứu các trường này không nhất trí với phương án 2 điểm sàn .

> Dự kiến hai mức điểm sàn
> Học viện Ngoại giao công bố tuyển thẳng

“Đây là một cách để cứu các trường tốp dưới không tuyển sinh được, đỡ phải vận dụng quy chế về tuyển sinh cho các trường ở vùng sâu vùng xa. Những trường có thương hiệu sẽ không tuyển sinh viên có điểm bằng đến điểm sàn (ĐS) dưới”.

Đó là lời khẳng định của ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long (Hà Nội). “Đây là cách cứu trường không hay!” - ông Phú khẳng định:

Ông Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập (NCL) cho biết, phía Hiệp hội không đề nghị như thế cho các trường NCL mà tự Bộ GD&ĐT đưa ra chủ trương này.

Ông nói: “tôi thấy chủ trương này hơi ...lạ vì ĐS chỉ có 1? Đã có ĐS dưới thì điểm trên đó làm sao được gọi là ĐS nữa! Bản thân một cuộc thi có ĐS đã là không hợp lý, 2 ĐS lại càng... không hợp lý!”.

 “ĐH, CĐ phát triển tràn lan, trường dạy nghề không có. Với 419 trường ĐH, CĐ thì mỗi tỉnh có trên 6 trường ĐH, CĐ thì lấy đâu ra người học! Phải xem lại vấn đề điểm sàn để số thí sinh kém phải vào học CĐ và các trường dạy nghề”.  

Miêu tả chất lượng của các trường tư thục, bà Nguyễn Thi Quy, nguyên Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, nay là giảng viên của trường nói: Các trường tư thục đang kêu gào về tuyển sinh và chịu áp lực rất lớn trong việc tuyển đủ người học. Chênh nhau 2 điểm giữa ĐS trên và ĐS dưới là còn ít đối với các trường tốp dưới. Do chất lượng thí sinh, đối với các trường phải có điểm ĐS “mở” hơn chút nữa: ĐS dưới thấp hơn ĐS trên 3 điểm chẳng hạn! Theo bà Quy, nếu cứ để như hiện nay thì các trường này vẫn chỉ tuyển được 20-30 sinh viên mà thôi.

Về giải pháp cho các trường này, ông Phan Huy Phú đề xuất: Bộ GD&ĐT có thể điều chỉnh độ khó dễ của đề thi và ba rem điểm cho phù hợp với khoảng cách của điểm thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh ĐH.

Thực tế, có những thí sinh thi THPT đạt 8-9 điểm còn thi ĐH chỉ đạt 1-2 điểm. Để làm được điều này, ông Phú đề nghị Bộ GD&ĐT đưa thêm giáo viên phổ thông vào đội ngũ làm đề thi tuyển sinh.

Ông Trần Hồng Quân thì đề nghị: Bộ GD&ĐT thực hiện theo đúng luật Giáo dục ĐH và cho phép các trường NCL tự quyết định tuyển sinh và đào tạo như các trường quốc tế ở Việt Nam, không cần tuyển sinh ba chung như các trường ĐH trong nước.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.