> Không quản được dạy, học thêm thì cấm!
> Đổi mới giáo dục: Bất cập từ SGK đến giáo viên
Theo GS Đinh Quang Báo, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 gồm chương trình giáo dục cơ bản 9 năm (Tiểu học, THCS) mang tính bắt buộc và sau giáo dục cơ bản (THPT) mang tính phân hoá chuyên sâu, tính định hướng nghề nghiệp và tính dự bị bậc học cao hơn nhờ hệ thống các môn học, các chủ đề tự chọn.
Điểm khác biệt cơ bản hai giai đoạn này là giáo dục tích hợp nổi trội ở tiểu học, tiếp đến là ở THCS; giáo dục phân hoá sâu bằng phương thức tự chọn tăng cường phân luồng, phù hợp năng khiếu, sở trường, năng lực cá nhân ở THPT. Vì thế, số đầu môn học sẽ ít hơn so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Chương trình tập trung cho một số môn học cốt lõi như Ngôn ngữ, Toán. Môn học cốt lõi là môn học vừa có giá trị là một lĩnh vực quan trọng trong các lĩnh vực cấu thành tri thức tích hợp cho mỗi con người, vừa có vai trò công cụ cho mọi hoạt động của con người.
Đưa ra tư tưởng này, các tác giả xây dựng chương trình lý giải: thành thạo tiếng Việt, kỹ năng tính toán, giao tiếp bằng ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong bối cảnh toàn cầu hoá, phát triển CNTT là không thể thiếu trong đời sống của con người.
môn học cốt lõi không chỉ được xác định bởi thời gian học mà quan trọng hơn là chương trình phải quán triệt được quan điểm dạy học các môn học đó là trang bị công cụ hoạt động cho học sinh trong học tập, giao tiếp và ứng dụng thực tiễn, đời sống.