> Học sinh quay clip gian lận thi cử đỗ tốt nghiệp
Ngay sau đó, sự kiện gian lận thi cử ở trường Đồi Ngô (Bắc Giang) chính là một ví dụ minh họa rõ nét cho thói dối trá ngày nay. TS thì hầu hết quay ngang quay ngửa nhìn bài.
Trước đây, khi chưa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS, thì hiện tượng gian lận như đã nói ở trên đã diễn ra. Các kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi vào các lớp năng khiếu, trường chuyên và tốt nghiệp THPT lâu nay cũng đều như thế.
Thật ra, sự gian lận trong học hành, thi cử không chỉ có ở Việt Nam, mà có ở nhiều nước trên thế giới. Song, sự gian lận này ở nước ta khá phổ biến và ở mức độ đậm đặc hơn hẳn ở nước ngoài. Gian lận thi cử nằm trong sự dối trá, tha hóa về đạo đức, lối sống.
Gần đây, báo chí nước ta có phê phán thói xấu của người Việt, không phải là không có cơ sở. Đây là việc học theo văn hào Lỗ Tấn luôn luôn đau đáu chấn hưng đạo đức người Trung Hoa.
Trong phong trào chấn hưng đạo đức người Việt đó, nhà văn, nhà nghiên cứu xã hội Vương Trí Nhàn đã nói: “Thói xấu nhất của người Việt là rất sợ người khác nói về cái xấu của mình”. Tính cách ấy đã ảnh hưởng rất xấu đến tính cách và tâm lý các thế hệ học đường nước ta.
Gian lận thi cử do đấy sinh ra! Vì thế, không nên chỉ đổ lỗi, chỉ phê phán đạo đức giới trẻ học đường, mà phải phê phán thói dối trá của người lớn.
Gian lận thi cử, đứng ở góc độ khác nó là “bệnh thành tích”. Căn bệnh tưởng như không mấy nguy hại này lại vô cùng nguy hiểm, nó làm méo mó, thậm chí phá hủy nhân cách con người và cả giống nòi.
Năm nào, nơi nào cũng tốt nghiệp THPT trên 99%, nhiều trường liên tục đạt 100%.
Các trường ĐH-CĐ thì năm nào cũng 100% tốt nghiệp, nhiều sinh viên đạt danh hiệu SV giỏi, SV xuất sắc, mà chỉ một số người trung thực trong ngành GD&ĐT mới biết là nhiều khi người ta đã phải “cấy điểm”, để “xây dựng nhân tố điển hình” cho các SV này.
“Bệnh thành tích” không phải chỉ có trong ngành GD&ĐT, mà có ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các ngành, các cấp, các địa phương.
Một số người lý giải: Do áp lực thi cử, do các kỳ thi được tổ chức quá nhiêu khê, nặng nề, nên đã nảy sinh gian lận.
Từ đấy có dư luận: Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT! Tôi nghĩ: Chưa hẳn và chưa nên như vậy.
Những kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 (nay là THPT) và tuyển sinh ĐH vào những năm 60, vài năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, cũng tổ chức như các kỳ thi bây giờ, nhưng tại sao ít thấy sự gian lận? Phải chăng, tính dối trá của con người thời ấy chưa bùng phát lên và xã hội lúc ấy nghiêm chỉnh hơn bây giờ.
Cần lên án thói dối trá trong đời sống xã hội.