TPO - Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền dòng chia sẻ không xác định danh tính về lịch học kín mít của học sinh lớp 1. Dòng chia sẻ đã làm nổ ra nhiều tranh luận trong giới phụ huynh và cả các chuyên gia giáo dục.
TPO - Đây là năm thứ 3, Đắk Lắk nằm trong top cuối cả nước về xếp hạng điểm trung bình tốt nghiệp THPT. Dù trước đó, ngành giáo dục ráo riết tìm nguyên nhân nhưng chưa thoát khỏi tốp cuối bảng.
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn, nói rằng, từ sự cố gian lận thi cử năm 2018, địa phương sẽ nhìn thẳng vào thực tế chất lượng giáo dục để có giải pháp đánh giá tất cả các cấp học, quyết tâm xóa bỏ “bệnh thành tích”, đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ có chất lượng.
TPO - Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng trước phản ánh của phụ huynh về hiện tượng giáo viên tư vấn, vận động "ép" học sinh không tham gia thi vào lớp 10 năm nay.
TPO - Vì nhiều lý do, trong đó có việc giữ thành tích, danh tiếng cho trường mà nhiều giáo viên, nhà trường "ép" học sinh có học lực trung bình, kém phải chuyển trường hoặc không được dự thi lớp 10 THPT khiến nhiều phụ huynh bức xúc, học sinh tổn thương.
TPO - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước nâng cao chất lượng, khắc phục “bệnh thành tích” trong giáo dục.
TP - Bệnh sính thành tích dẫn đến thực trạng nền giáo dục thiếu trung thực khởi phát từ nhà trường, gia đình và xã hội. Dẫu ngành đã khởi động công cuộc đổi mới căn bản và tương đối toàn diện hòng thổi luồng gió mới vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông nhưng lực cản vô hình vẫn hằn thêm vết lồi lõm xấu xí trên con đường tiến về khát vọng 3 thật mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong giáo dục.
TP - Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT ngày 6/5/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra một số yêu cầu đối với ngành, mà nhiệm vụ hàng đầu là “học thật, thi thật và nhân tài thật”. “3 thật” vốn dĩ là bản chất của giáo dục, nhưng thật đau lòng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phải đi tìm.
TP - Những năm gần đây, người ta giật mình khi nhắc đến bệnh thành tích trong giáo dục, về những con số tròn trịa trong các báo cáo, về những tấm giấy khen được phát tràn lan... Căn bệnh thành tích trong giáo dục chỉ xem trọng lượng mà ít chú ý đến chất khiến người ta dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá.
TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng cần nỗ lực hơn nữa với phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ.
TP - Thiếu trung thực đã thành căn bệnh của ngành giáo dục bấy lâu nay. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều nơi, nhiều chỗ người ta nói dối đến mức “không biết ngượng”. Bệnh thì đã được “bắt trúng mạch” nhưng “bốc thuốc” để chữa thế nào là câu hỏi lớn và không chỉ dành riêng cho ngành giáo dục.
TP - “Giáo dục vẫn chạy theo điểm số, thành tích. Học sinh áp lực vì học chính khóa, học thêm trong khi phụ huynh còng lưng gánh các khoản chi cho học thêm. Yếu tố quyết định đến thành bại chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo viên hiện nay lại thiếu và yếu ”, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, trao đổi với phóng viên Tiền Phong.
TPO - Liên quan tới việc trường "ép" học sinh chuyển đi nơi khác để đạt chuẩn quốc gia, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xin rút kinh nghiệm vì ra thông báo sớm khi chưa có quyết định của quận.
TPO - Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, báo cáo xác minh cho thấy “không có hiện tượng” ép học sinh chuyển trường, bỏ thi tại một số trường ở Hà Nội, mà có thể do nhà trường “tư vấn hướng nghiệp”.
TPO - Học theo văn mẫu, sao chép câu từ vốn đã xuất hiện ở một bộ phận học sinh từ lâu, trở thành đề tài tranh luận của đông đảo giới học giả, thầy cô. Cuộc tranh luận này nóng trở lại gần đây, khi Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu năm học mới phải học thật thi thật, bỏ văn mẫu.
TP - Kết thúc học kỳ I, nhiều học sinh tiểu học có bảng điểm “khủng” toàn điểm 9, điểm 10. Không ít người băn khoăn, liệu các em có thực sự giỏi như thầy cô đánh giá?
Một nhóm khảo sát, nghiên cứu về “Bệnh thành tích” trong giáo dục đã thực hiện ở 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố đã cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có “bệnh thành tích” trong giáo dục.
TPO - Thời quan qua, việc tặng giấy khen cho học sinh tại các trường có phần chưa đáp ứng được mục đích khích lệ, ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của học sinh.
Bức ảnh chụp lại tất cả học sinh trong lớp đều giơ giấy khen, chỉ duy nhất cậu học trò ngồi bàn đầu ngẩn ngơ khi trong tay không có giấy khen... làm nhiều người trăn trở, bị sốc và xót xa tận cùng.
TP - Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp là sân chơi hấp dẫn dành cho giáo viên, nhưng nhiều năm trở lại đây, hội thi vấp nhiều ý kiến phản ứng của chính những người dự thi.
TP - Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay có ít nhất 16 cuộc thi quốc gia, quốc tế về Toán học dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại Việt Nam. Các cuộc thi này thực sự có ích cho học sinh hay không mà nhiều phụ huynh sẵn sàng chi cả nghìn đô la cho con tham gia?
TPO - Tiên học lễ hậu học văn, dạy làm người trước khi dạy học chữ… là những khẩu hiệu đang được ngành giáo dục phát đi trước thềm năm học mới 2019 -2020. Nhưng, có một giá trị được coi là xưa như trái đất dường như chưa bao giờ ngành giáo dục đề cập đến đó chính là giá trị chân thực.
TP - Để có được lễ khai giảng “hoành tráng”, nhiều trường bắt học sinh phải tập dượt trước đó nhiều ngày dưới tiết trời nắng. Nhiều học sinh đổ bệnh sau những buổi tập dượt không thể đến trường trong ngày ý nghĩa nhất của một năm học.
TP - Cùng với việc kiểm tra, đánh giá năng lực, hầu hết các trường “nóng” tuyển sinh lớp 6 Hà Nội năm nay đều có vòng xét tuyển hồ sơ. Theo đó, điểm tổng kết các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh được quy định phải đạt điểm 9, 10. Thậm chí Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam quy định, học bạ suốt 5 năm tiểu học có quá 1 điểm 9 cũng bị loại. Nhiều người cho rằng, quy định này có thể “lọt” học sinh có năng lực cũng như làm nảy sinh phong trào chạy điểm, làm đẹp học bạ.
TP - “Kiên quyết không để chiến dịch hè do Đoàn phát động trở thành hình thức hay mắc bệnh thành tích. Hơn nữa, tăng cường công tác tuyên truyền để đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ý thức đầy đủ ý nghĩa của chiến dịch hè”.
TP - Các chuyên gia cho rằng, việc học sinh tiêu biểu xuất sắc quận Cầu Giấy (Hà Nội) đi nhận phần thưởng là một thùng quà to rỗng ruột là do bệnh thành tích của người lớn, vô hình trung sớm “dạy” cho trẻ bài học về sự không trung thực.
TPO - Một trường đạt chuẩn quốc gia ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhưng có nhiều học sinh lớp 6,7 đọc viết không sõi khiến dư luận hoài nghi về bệnh thành tích trong công tác giáo dục của địa phương này.
TPO - Theo TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội), tình trạng "ngồi nhầm lớp" là biểu hiện thiếu trung thực trong ngành giáo dục. Việc đánh giá nhà trường, thầy cô dựa vào thành tích của học sinh là sai lầm.
Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), em học sinh S. bị chậm phát triển nên lực học không bằng các bạn trong lớp, giọng đọc của em luôn lấp lửng, không rõ ràng… Chính vì vậy, trước mỗi kì thi, các giáo viên đã quan tâm, ôn tập kĩ lưỡng để em S. có thể hoàn thành các kì thi.