Càng bảo tồn, càng bóp méo?

Càng bảo tồn, càng bóp méo?
TP - Đúng ngày Di sản Việt Nam (23-11), buổi tọa đàm “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội” tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ kém thú vị so với dự kiến.

>> Biến di tích 400 năm tuổi thành... 1 ngày tuổi!
>> Dự án Ô Quan Chưởng: Sự đã rồi?

Kỳ vọng Hoàng thành Thăng Long được bảo tồn bền vững
Kỳ vọng Hoàng thành Thăng Long được bảo tồn bền vững . Ảnh: Phạm Yên

Từ tên tọa đàm đến danh sách tham luận đều dừng ở mức chung chung, tản mác, dung lượng vỏn vẹn hơn hai tiếng: Văn Miếu- Quốc Tử Giám đỉnh cao của giáo dục nho giáo Việt Nam dưới thời phong kiến; Lễ hội cổ truyền Thăng Long Hà Nội- thực trạng và những thách thức; Tín ngưỡng dân gian Thăng Long-Hà Nội; Về các di tích thờ Tổ nghề trên đất Thăng Long-Hà Nội; Văn hóa dân gian với việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Hà Nội…

Tham luận “Di sản Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội thực trạng và giải pháp phát huy giá trị” (T.S Nguyễn Văn Sơn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội) có vẻ nổi hơn cả, nhưng không có thời gian để bàn bạc.

Dù thực tế dư luận đang quan tâm, và vấn đề bảo tồn Hoàng thành theo hướng bền vững, chuẩn mực quốc tế như cam kết với UNESCO không hề đơn giản: Bảo tồn đến đâu, bảo tồn những gì, phục dựng Điện Kính Thiên như thế nào, cách ứng xử với các di tích cách mạng trong khu thành cổ.

Vấn đề trùng tu, chỉnh trang một số di sản của Hà Nội thời gian qua như Ô Quan Chưởng, thành Sơn Tây gây tranh luận, lại không có cơ hội mang ra bàn thảo sâu. Nhiều cử tọa phàn nàn rằng tọa đàm thiếu gương mặt nhà quản lý, chủ yếu là nhà nghiên cứu tâm huyết, chẳng lẽ cứ nói mãi cho giới trong nghề nghe thôi?

Ông Sơn bức xúc: “Có tình trạng càng bảo tồn, càng bóp méo di sản. Sau mỗi lần trùng tu, hình như số di sản lại ít đi. Một số di sản sửa đúng, nhưng cơ bản sai”.

Chỉ tính riêng vấn đề vật liệu cũng phải bàn nhiều. Vữa trát tường sau khi trát xong khoảng một, hai năm rạn nứt. Cách làm cũng còn điều đáng nói, vì ngày xưa các cụ khi tu sửa cột, kèo đều thận trọng, cắt hoặc nối từng đoạn, chứ không vứt bỏ, thay mới như bây giờ”.

Không ít nhà nghiên cứu băn khoăn, đến bao giờ mới có chuẩn cho trùng tu di tích. Mô hình trùng tu đình Chu Quyến được giải thưởng, hy vọng là dự án điểm để rút kinh nghiệm, nhưng không thể áp dụng cho tất cả di tích khác. Nên thực trạng phổ biến thời gian gần đây vẫn là sự bắt chước trong chỉnh trang di tích, chắp nhặt, không hiếm cảnh râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG