Như vụ tai nạn tàu hỏa ở Lăng Cô chết rất nhiều người, cuối cùng chỉ có kíp lái là bị "chịu đòn" nặng nhất...
Hiện trường vụ sập cầu Cần Thơ. Ảnh : Sáu Nghệ. |
Ở các nước khác, hễ xảy ra sự cố lớn thì các quan chức từ Bộ trưởng trở xuống phải chịu trách nhiệm, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn. Như vụ mất điện ở Moscow - Nga (chỉ có vài tiếng) mà Bộ trưởng, Tổng giám đốc điện lực phải từ chức. Ở Pháp chỉ vì nhân viên để máu dự phòng nhiễm HIV mà Bộ trưởng phải từ chức và bao nhiêu vị bộ trưởng, quan chức cao cấp chính phủ khác nữa cũng có văn hóa từ chức như vậy.
Điều đó thể hiện sự cao nhất trách nhiệm của quan chức, lãnh đạo đối với lĩnh vực mình phụ trách, với dân, với nước. Nay lại đến vụ sập cầu quá thương tâm này...
Đồng ý là phải do nhà thầu và các nguyên nhân khác thật, nhưng lĩnh vực các vị phụ trách mà để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng như vậy, các vị phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên và tại sao thì hơn ai hết các vị là người hiểu nhất.
Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu (như Thủ tướng đã nói), đã đến lúc phải học tập văn minh từ chức như các nước khác đã làm. Còn nếu các vị quan chức mà không tự giác có được sự văn minh đó thì tôi thiết nghĩ Chính phủ, Nhà nước ta nên buộc họ phải có văn minh từ chức.
Nhân đây tôi cũng xin Chính phủ hãy xây dựng gấp quy định về tổ chức Quốc tang cho những nạn nhân xấu số - Đồng bào của chúng ta kể cả các vụ khác về sau (cầu mong là không có nữa) nếu thiệt hại lớn về con người cũng nên tổ chức quốc tang, đó cũng là văn minh mà ta thường thấy ở các nước khác vẫn làm.
Mong Quý báo chuyển tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ những ý kiến trên để hiểu rõ tâm tư của những người dân trước những sự kiện của đất nước.
Lê Tuấn Nghĩa
tuannghia-Le@yahoo.com.vn