“Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc

“Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc
Từ con đường tơ lụa từ đời Tây Hán (hai thế kỷ trước Công nguyên) nay Trung Quốc (TQ) lại đi tiếp “con đường tơ lụa” mới là WTO mà nay ông Hồ Cẩm Đào mới thản nhiên trước ông Bush...

Đặc phái viên Ron Hutcheson của Hãng thông tấn Reuters nhận xét về chuyến thăm TQ của Tổng thống Bush tuần qua: “Ông Bush mất mặt ở TQ”. Ron Hutcheson giải thích: “Ông Bush thúc Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào tạo điều kiện cho các công ty Mỹ dễ dàng vào TQ, song đã không nhận được một cam kết cụ thể nào...

Có một lúc, nhà lãnh đạo Hoa kỳ tìm cách rời một cuộc họp báo (ở Bắc Kinh) định bỏ ra khỏi phòng họp khi một phóng viên hỏi “có phải tổng thống đã “đuối” trong cuộc gặp với ông Hồ Cẩm Đào trước đó ở Đại sảnh đường Nhân dân TQ?”, song bị kẹt bởi những cánh cửa khóa trái nên phải quay trở lại: “Tính bỏ ra, mà không được”. Mãi đến khi một tùy tùng của ông đưa ông đến một cánh cửa không bị khóa, ông mới được yên thân.

Nixon, Bắc Kinh tháng 1-1972

Tháng 11-2005 của ông Bush khác hẳn với thời điểm của Tổng thống Nixon trong chuyến công du TQ đầu tiên của một tổng thống Mỹ cách đây hơn 33 năm. Từ TQ, hôm 21-2-1972, Mark Frankel của tờ New York Times viết:” Cả hai bên đều đã “nhúc nhích” ra khỏi các lập trường cố hữu của mình, những nhượng bộ của họ lại tùy thuộc nơi những hành động trong tương lai.

Họ phấn khởi cùng với những chung rượu mạnh chúc mừng lẫn nhau. Trong một lần nâng ly chúc mừng, Tổng thống Nixon tuyên bố rằng những thỏa thuận ở đây ngày hôm nay cùng những bước đi tới trong tương lai của hai nước còn quan trọng hơn cả nội dung bản thông cáo chung (Thượng Hải)”.

33 năm trước, cả hai mới bắt đầu thăm dò nhau, Mỹ trong vị thế siêu cường,TQ trong thân phận một cường quốc giàu về dân số (hơn 900 triệu dân) nhưng lại là một “tiểu quốc” về kinh tế.

Thủ tướng Chu Ân Lai lần đó khi được (bị?) một nhà báo Mỹ tháp tùng Nixon hỏi ông có ý định đến trụ sở LHQ hay không (ý nói sang Mỹ), đã trả lời: “Không, công việc ở LHQ đã có phái đoàn quan sát viên của TQ lo”, như một thoái thác sượng sùng. Năm đó, GDP của TQ, tính bằng nhân dân tệ qui theo thời giá hiện nay, mới chỉ là 251,8 tỉ, tính đầu người mới chỉ được 292 nhân dân tệ!

Năm 1972 đó, cả Nixon lẫn vị cố vấn được xem là lỗi lạc nhất là Henry Kissinger đâu có ngờ rằng 33 năm sau, các hậu duệ George W. Bush và Condi Rice đã phải quay trở lại Bắc Kinh để... yêu cầu ông Hồ Cẩm Đào làm một điều gì đó cho cán cân thương mại Mỹ - Trung bớt thâm thủng: năm ngoái Mỹ đã “lỗ” những 162 tỉ USD, năm nay e sẽ lên đến 200 tỉ USD (AP 10-11-2005). Được biết, năm 2004 vừa qua, GDP của TQ là 13.651,5 tỉ tệ, đầu người 10.502 tệ (nguồn: chinability.com/GDP).

Không phải ông Bush yếu mà là nền kinh tế Mỹ đang “mệt mỏi” trước sức ép kinh tế, của TQ. Robert E.Scott, giám đốc Viện Chính sách kinh tế, đã công bố các nghiên cứu của mình trong một bài báo đăng trên Asia Times 9-2-2005, nội dung tóm tắt như sau:

Từ 1989 - 2003, Hoa Kỳ xuất khẩu sang TQ tăng từ 5,8 tỉ USD lên đến 26,1 tỉ, tức tăng gấp hơn bốn lần. Thế nhưng cũng trong cùng thời gian này nhập khẩu từ TQ từ 11,9 tỉ tăng lên đến 151,7 tỉ, tức tăng khoảng 12 lần. Hậu quả: cán cân thương mại thâm thủng những 20 lần.

Từ 1989 - 1997, Mỹ nhập khẩu từ TQ tăng bình quân 6,4 tỉ USD/ năm, xuất khẩu tăng nhẹ, bình quân tăng 1 tỉ/ năm. Thâm thủng bình quân tăng 5,5 tỉ/ năm. Từ 1997 đến 2001, nhập khẩu tăng bình quân 10 tỉ/ năm, xuất khẩu tăng bình quân 1,4 tỉ/ năm. Từ sau khi TQ gia nhập WTO, tức từ 2001 - 2003, nhập khẩu tăng bình quân 25 tỉ/ năm, xuất khẩu theo không kịp.

Robert E. Scott cũng chỉ ra rằng những thua lỗ trong cán cân thương mại với TQ của Mỹ từ 1989 - 2003 không chỉ tính bằng tiền bạc mà còn bằng công ăn việc làm: 1,5 triệu chỗ làm của các công dân Mỹ đã bị xóa sổ. Càng trầm trọng hơn kể từ sau khi TQ gia nhập WTO vào năm 2001, số chỗ làm bị mất đã tăng gấp đôi!

Theo Robert E. Scott, việc TQ gia nhập WTO đã thật sự là một cơn ác mộng đối với Hoa Kỳ khi mà “hàng xuất khẩu điện tử, máy tính, thiết bị viễn thông của TQ sang Hoa Kỳ, cùng các mặt hàng khác ngày càng sử dụng lao động chuyên môn cao hơn và kỹ thuật cao hơn, có giá trị thặng dư nhiều hơn, chứ không chỉ gồm những mặt hàng có giá trị thấp, xuất khẩu hàng loạt như quần áo, giầy dép, đồ nhựa...

Riêng trong lĩnh vực hàng công nghệ cao, TQ đã xuất siêu đến 32 tỉ USD so với Mỹ. Nếu Hoa Kỳ xuất khẩu 1.000 máy tính sang TQ, sẽ có một số công nhân Hoa Kỳ được sử dụng vào công việc này. Thế nhưng, nếu Hoa Kỳ nhập khẩu 1.000 máy tính đó từ TQ thay vì sản xuất trong nước, thì cũng chừng đó công nhân Hoa Kỳ mất việc”.

Con đường “tơ lụa” mới

Năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình sang Texas được mời bận bộ quần “bò”, áo “bò” (jean) đội nón “cao bồi”, trông rất buồn cười vì vóc dáng không hạp. Chỉ chục năm sau, hàng jean sản xuất tại TQ đã “bò” sang Mỹ.

25 năm sau hàng TQ đã chiếm đến 70% số mặt hàng bày bán trong hệ thống bán lẻ Wal- Mart khổng lồ của Mỹ với trên 5.000 siêu thị, trị giá hàng tồn kho vào cuối năm lên đến 18 tỉ USD, cung cấp việc làm cho 5.000 hãng xưởng ở TQ, chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong số 150 tỉ USD thâm thủng trong cán cân thương mại năm 2004 của Mỹ (nguồn: China Daily 29-11-2005).

Tom Hopson, chủ tịch Hãng Five Rivers Electronics Innovations, chuyên ráp TV hiệu Philips, Samsung và RCA, than thở: “Chúng tôi là công ty Mỹ duy nhất sản xuất TV còn sót lại. Vào lúc cao điểm năm 1997, chúng tôi có đến 2.000 công nhân, giờ còn 750. Đến cuối năm 2003, TV TQ nhập vào Mỹ tăng đến 1.100%. Hàng triệu, triệu cái bất thình lình từ TQ đổ vào. Siêu thị Wal-Mart bảo: “Nếu các ông không hạ giá 100 USD/ cái sẽ không có chỗ trên quầy hàng cho các ông” (“Is Wal-Mart good for America?”, PBS).

Đã qua rồi huyền thoại “phân bố lao động” trong đó Mỹ (và cả EU) “nhường” cho TQ việc sản xuất các mặt hàng rẻ tiền chỉ có chỗ ở các quầy bán quần áo, giầy dép siêu thị hay trong các cửa hàng “99 cents” (giá 99 xu Mỹ).

Kinh nghiệm Trung Quốc

TQ đã biết khởi đầu lại bằng cách tự đánh giá một cách chính xác nền giáo dục, trình độ khoa học kỹ thuật của mình đến đâu. Từ đó, một mặt cử người đi học, một mặt cải cách, tiếp thu đầu tư vốn liếng và công nghệ mới, lần hồi nâng cấp cùng nhịp với khả năng phát triển, bắt đầu từ thấp, đơn giản, đến nâng cao.

Năm 1958, TQ lao vào “bước nhảy vọt vĩ đại”; 21 năm sau, tức năm 1979, TQ mạnh dạn gọi đó là “bước lùi vĩ đại”. Năm 1972 TQ “đả Khổng”, năm 1978 khôi phục Khổng. Năm 1966 TQ tiến hành “cách mạng văn hóa” lôi ông Đặng Tiểu Bình ra “đả”, rồi năm 1973 khôi phục ông Đặng. Năm 1976 TQ lại “đả” ông Đặng, năm sau lại khôi phục ông cho đến ngày nay.

Năm 1979, ngay sau chuyến Mỹ du của ông Đặng, TQ thành lập ngay bốn đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Năm năm sau, biến 14 thành phố ven biển thành những “thành phố” mở. Bài học thứ nhì là bài học dứt khoát thẳng tiến.

MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Giá chung cư Hà Nội 'chững' lại sau chuỗi tăng nóng; thu hồi đất dự án Làng biệt thự Cô Tiên
Địa ốc 24H: Giá chung cư Hà Nội 'chững' lại sau chuỗi tăng nóng; thu hồi đất dự án Làng biệt thự Cô Tiên
TPO - Cả nghìn dự án bất động sản bị ách tắc khiến 30 tỷ USD đóng băng; Đủ chiêu trò trục lợi mua bán nhà ở xã hội tại Đà Nẵng; Giá chung cư Hà Nội 'chững' lại sau chuỗi tăng nóng ; Khánh Hòa thu hồi 11.000m2 đất dự án Làng biệt thự Cô Tiên;.., là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 10/4.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trực thăng tập luyện kéo cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm ngày thống nhất

Trực thăng tập luyện kéo cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm ngày thống nhất

TPO - Ngày 9/4, tại sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục tổ chức huấn luyện bay biểu diễn với đội hình 10 trực thăng kéo cờ Tổ quốc và cờ Đảng. Đây là một phần trong chương trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Lần đầu tiên hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam tham gia giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới

Lần đầu tiên hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam tham gia giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới

TPO - Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, diễn ra từ ngày 15 đến 17/4 tại Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc), lần đầu tiên biên đội tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo và 016 - Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) sẽ tham gia các hoạt động giao lưu, tuần tra liên hợp với Hải quân Trung Quốc.