Tuần 1
Trong tuần đầu cơ thể chưa có gì gọi là mang thai, mới chỉ bắt đầu bằng việc tắt kinh và tuy gọi 40 tuần nhưng thực ra chỉ có 38.
Nên làm: Uống vitamin, ít nhất 400 microgam axít folic, đây là loại vitamin B giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ như bệnh nứt đốt sống, bệnh hở vòm miệng v.v. Nên bỏ thói quen không có lợi như hút thuốc, uống rượu...
Tuần 2
Quá trình rụng trứng xảy ra, đây là giai đoạn dễ thụ thai, sinh hoạt tình dục trước 1-2 ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai rất cao.
Nên: Hoạt động thể chất, luyện tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày và tư vấn bác sĩ phụ khoa hoặc tham khảo sách báo.
Tuần 3
Bắt đầu mang thai nhưng chưa có các dấu hiệu rõ rệt
Những điều cần làm: Không nên tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh, đặc biệt tránh các loại thuốc có chứa Vitamin A và các dẫn xuất của nó. Ví dụ Retin-A hoặc Accutane.
Những người mắc bệnh hen, tiểu đường vẫn cần phải điều trị liên tục nhưng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, khi cần bác sĩ sẽ cho ngừng thuốc. Nếu chưa tiêm phòng cúm thì tiêm một mũi.
Tuần 4
Nếu thử dương tính có nghĩa là đã mang thai, cơ thể có những thay đổi như cảm thấy đầy hơi, bồn chồn, mệt mỏi, thay đổi tính cách, căng vú, nôn, đi giải thường xuyên.
Nên: Sử dụng áo con rộng, tránh sử dụng hóa chất, tiếp xúc khói thuốc, tiếp xúc môi chất dễ gây bệnh, nhất là bệnh viêm nhiễm như khí thải xe hơi, hóa chất độc hại...
Tuần 5
Lúc này phôi thai chỉ bằng một hạt cát, tim của nó bắt đầu bơm máu, các bộ phận khác bắt đầu phát triển, các chi bắt đầu hình thành.
Nếu cần có thể lên danh sách những công việc cần làm tại nhà, nên đi khám bác sĩ khi mang thai.
Tuần 6
Từ tuần thứ 6 trở đi việc mang thai bắt đầu trở nên rõ ràng, người mẹ bắt đầu lo lắng đến nguy cơ sảy thai
Không nên sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, cà phê, thuốc lá, rượu, chất kích thích bởi đây là những chất làm tăng nguy cơ sảy thai.
Theo nghiên cứu thì sử dụng dưới 300mg cà phê/ngày được xem là an toàn. Có thể nói cho mọi người biết bạn đã có thai, tuy nhiên cũng có người chờ sau 3 tháng, hết giai đoạn sảy thai mới thông báo.
Tuần 7
Bào thai đã tăng kích thước gấp đôi và dài chừng nửa inxơ (1,26 cm), lúc này các loại hormone mang thai tăng nên xuất hiện tình trạng nôn nghén
Những điều cần làm: Nếu nôn nghén nhiều nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn gừng, quả chua, tránh ăn thực phẩm có mùi hắc, mặc quần áo rộng, không nên ăn quá nhiều để tăng cân nhanh.
Tuần 8
Bằng siêu âm bác sĩ có thể nghe tim thai và một khi nghe thấy tim thai đập thì rủi ro sảy thai giảm còn 2%.
Nên: Tiến hành công tác chuẩn bị để chào đón đứa trẻ ra đời.
Tuần 9
Bào thai phát triển nên ép bàng quang hẹp lại, đây là giai đoạn sản phụ đi giải nhiều
Nên: Tăng cường tập thể thao cơ bắp, xoa nhẹ các cơ xung quanh âm đạo nếu trường hợp vẫn còn són tiểu thì các thao tác này có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ bắp chậu hông, giúp cho cơ thể thích nghi những thay đổi khi sinh con sau này.
Tuần 10
Đứa trẻ phát triển dài 1 inxơ (2,54 cm) người mẹ bắt đầu lo lắng tới tình trạng sức khỏe của đứa trẻ tương lai.
Nếu người mẹ thuộc nhóm trên 35 tuổi thì nên hẹn bác sĩ làm các phép thử test di truyền. Như kỹ thuật thử CVS nhằm phát hiện các khuyết tật bẩm sinh cho trẻ (thường xuất hiện ở tuần thứ 10-12). Qua khám bệnh bác sĩ có thể tư vấn những điều cần làm.
Tuần 11
Sản phụ bắt đầu thèm ăn những thực phẩm lạ, kể cả đất, điều này chứng tỏ cơ thể thiếu chất nghiêm trọng. Từ tuần thứ 11, các bộ phận của bào thai bắt đầu thực hiện chức năng của nó, xuất hiện bộ phận sinh dục nên dễ nhận biết giới tính.
Nên thăm khám bác sĩ, đặc biệt là làm phép thử để sàng lọc hội chứng Down và các bất thường về nhiễm sắc thể. Các phép thử test nên làm từ tuần 11 đến tuần 14.
Tuần 12
Dạ con bắt đầu phát triển to dần ra phía ngoài để bảo vệ các xương chậu hông và đến cuối tuần 12 tăng tới 1.000 lần so với ban đầu. Cơ thể người phụ nữ bắt đầu nặng nề.
Nên: Thận trọng các hoạt động hàng ngày để tránh ảnh hưởng đến bào thai như cưỡi ngựa, đua xe...,hạn chế thể thao nhất là những môn phải nằm ngửa để bào thai không đè lên mạch máu.
Tuần 13
Đây là tuần kết thúc 3 tháng mang thai đầu, người mẹ bắt đầu áp dụng chế độ ăn cho hai người, tuy nhiên tăng từ từ để đảm bảo mức tăng trung bình khoảng 5,4 kg trong 14 tuần đầu.
Nên: Để hỗ trợ cho đứa trẻ phát triển tốt, mỗi ngày nên ăn thêm 300 calo từ các loại thực phẩm hữu ích.
Tuần 14
Cơ thể bắt đầu sang giai đoạn mới, kết thúc giai đoạn nôn nghén. Có thể luyện tập thể thao hoặc hoạt động nhẹ nhàng để thuận lợi cho việc sinh đẻ sau này.
Nên: Tập yoga, dilate, bơi và các bài tập khác phù hợp với giai đoạn này.
Tuần 15
Đây là tuần người mẹ nên làm một số phép thử test quan trọng để kiểm tra sức khỏe cho cả hai.
Nên: Kiểm tra các loại bệnh di truyền, các bất thường về nhiễm sắc thể. Như hội chứng Down, bệnh thần kinh...Các phép thử này nên làm trong giai đoạn tuần thứ 15 đến 20.
Tuần 16
Từ tuần này đứa trẻ trong bụng bắt đầu đạp mạnh. Bằng siêu âm bác sĩ có thể kiểm tra giới tính của đứa trẻ (từ tuần thứ 16-20).
Tuần 17
Xuất hiện những giấc mơ đẹp và lạ có liên quan đến việc sinh đẻ và nuôi con sau này.
Nên: Duy trì giấc ngủ tốt. Nên sắm chiếc gối cho phù hợp
Tuần 18
Đây là giai đoạn bào thai phát triển mạnh nên bàng quang thu hẹp lại, ảnh hưởng đến việc tiểu tiện hàng ngày.
Nên uống nhiều nước ban ngày, không nên dùng cà phê hay chè vì đây là đồ uống lợi tiểu, hạn chế uống vào ban đêm.
Tuần 19
Sức khỏe người mẹ bắt đầu khá lên, có thể duy trì cuộc sống tình dục bình thường, trừ trường hợp những người có những biến cố sức khỏe.
Nên: Giải trí, sống vui vẻ hoặc đi chơi cùng chồng, không nên quá lo lắng sức khỏe của đứa con.
Tuần 20
Đây là tuần đánh dấu được nửa thời gian mang thai, dạ con bắt đầu to dần.
Nên: Chuẩn bị mọi thứ cho đứa trẻ ra đời như quần áo, đồ chơi, nôi cũi, những vật dụng cần thiết khác.
Tuần 21
Nếu sản phụ thuộc nhóm trên 35 tuổi thì rủi ro mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản giật rất cao. Nó có thể xảy ra trong tuần này nhưng đến 3 tháng cuối sẽ hết.
Nên: Gọi bác sĩ nếu có dấu hiệu tiền sản giật, sưng phù, nhất là ở mặt và tay, tăng cân đột ngột, đau đầu, nôn hoặc mắt mờ.
Tuần 22
Sản phụ có thể mắc bệnh trĩ và táo bón. Đây là hiện tượng bình thường không đáng ngại.
Nên: Tăng cường đồ ăn giàu chất xơ, nước nhưng nếu dùng chất hỗ trợ khi đi đại tiện thì nên tư vấn bác sĩ.
Tuần 23
Đây là giai đoạn sức khỏe ổn định, tuy nhiên không nên đi du lịch hoặc đi xa phòng khi trở dạ.
Tuần 24
Nếu thuộc nhóm trên 30 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, những người béo phì thì rủi ro mắc bệnh tiểu đường khi mang thai rất cao nhưng lại không có dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài.
Nên: Đi kiểm tra đường huyết trong giai đoạn từ tuần 24-28.
Tuần 25
Đây là giai đoạn dễ mắc các chứng như ợ chua, tê chân cẳng, nhất là về ban đêm.
Nên chuẩn bị giường chiếu cẩn thận rộng rãi để đảm bảo giấc ngủ sâu, trước khi đi ngủ nên tập co duỗi chân tay để tránh bị tê chân, không nên đứng ngồi trong những tư thế bất động quá lâu. Nếu bị ợ chua có thể tư vấn bác sĩ dùng thuốc để khỏi ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Tuần 26
Đứa trẻ bắt đầu có những giấc ngủ dài ít giãy đạp, mắt bắt đầu mở và nhấp nháy liên tục.
Nên: Tranh thủ giấc ngủ ngắn ban ngày (khoảng 20 phút) để tăng cường năng lượng cho cơ thể cũng như cho đứa trẻ. Có thể tư vấn về tên gọi cho đứa trẻ.
Tuần 27
Từ giai đoạn này, mỗi tuần cơ thể tăng trung bình khoảng 1pound (0,45 kg) nên bổ sung thêm mỗi ngày khoảng 300 calo.
Nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, kể cả hoa quả, rau xanh, thực phẩm nguyên chất để giúp cơ thể no lâu.
Tuần 28
Đây là tuần đầu của 3 tháng mang thai cuối cùng, cơ thể người mẹ bắt đầu nặng nề dần.
Nên: Làm quen với những bất thường khi bào thai lớn. Có thể xuất hiện một số hiện tượng như chảy máu, đau lưng, dịch tiết âm đạo...nhưng đây là những hiện tượng bình thường. Nếu nặng và kéo dài nên tư vấn bác sĩ.
Tuần 29
Thai nhi bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng hơn, xuất hiện những nốt lồi trên bụng. Đây là dấu hiệu co thúc của đứa trẻ trong bụng.
Nên: Tối ưu hóa khoảng không cho đứa trẻ bằng các tư thế như đứng hoặc ngồi xổm. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no trong một bữa.
Tuần 30
Đứa trẻ thúc đạp mạnh, đây là dấu hiệu phát triển của bào thai.
Nên duy trì các bài tập nhẹ để giúp cơ thể hô hấp tốt. Nên tham gia bảo hiểm thân thể để giúp trang trải những phí tổn có thể xảy ra.
Tuần 31
Cảm giác đứa trẻ lớn nhanh và thúc đạp mạnh, đây là những hiện tượng bình thường.
Nếu có dấu hiệu hoạt động của đứa trẻ trong bụng giảm thì nên báo cho bác sĩ biết. Nên tư vấn mẹ, chị những người đi trước về kinh nghiệm sinh đẻ.
Tuần 32
Người mẹ bắt đầu có dấu hiệu giảm cảm giác tổng thể, như cảm giác ánh sáng, ngon miệng, nóng nực.
Nếu đang làm việc thì nên nghỉ phép, tư vấn cách cho con bú và chuẩn bị kỹ những công việc cần thiết trước khi đứa trẻ ra đời.
Tuần 33
Không nên quá lo lắng về việc sinh đẻ, nhất là trường hợp phải mổ. Số lượng ca sinh phải mổ hiện nay là 1/3.
Nên: Lên kế hoạch tỷ mỷ cho việc sinh đẻ, nhất là trường hợp phải mổ, ấn định bệnh viện cho việc sinh đẻ của mình.
Tuần 34
Trong tuần mang thai này nhiều người vẫn có thể lái xe ôtô bình thường, nói như vậy có nghĩa là sức khỏe người mẹ vẫn bình thường.
Nên: Tham gia các lớp tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, chuẩn bị phòng cho trẻ sau khi sinh. Lưu ý, phòng cho trẻ nên có hệ thống thông khói và có đủ phương tiện cần thiết, sạch sẽ, ấm mùa đông và mát mùa hè.
Tuần 35
Đây là giai đoạn cơ thể dễ nhiễm virus nhóm B Streptococeus mà người trong cuộc không hề nhận biết được. Thường xuất hiện trong âm đạo và nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng cho đứa trẻ tương lai.
Nên: Trong thời gian tuần 35-37 nên đi khám bác sĩ, kết hợp duy trì vệ sinh âm đạo sạch sẽ.
Tuần 36
Bào thai bắt đầu dịch chuyển dần xuống phía dưới để giúp cho việc ra đời, đây cũng là lúc tiểu tiện thường dày hơn.
Tuần 37
Bầu vú bắt đầu tiết sữa, người mẹ cảm thấy khó chịu
Nên chuẩn bị áo con thích hợp, đủ rộng để mặc trong giai đoạn mang thai và cho con bú sau này.
Tuần 38
Đến tuần này được xem là thời gian mang thai đã đủ, cơ thể đứa trẻ phát triển hầu như hoàn thiện, kể cả lông tóc và đang chờ thời gian chào đời.
Nên chuẩn bị mọi thứ cho việc sinh con. Trường hợp cứ 5-10 phút co bóp một lần thì nên đưa vào bệnh viện hoặc tư vấn bác sĩ.
Tuần 39
Trường hợp vẫn đang làm việc thì nên nghỉ ngay để chuẩn bị cho việc sinh con được dễ dàng. Nên nghỉ ngơi, đọc sách, làm việc nhẹ nhàng.
Tuần 40
Nếu vẫn chưa có dấu hiệu sinh con thì cần tư vấn, bác sĩ sẽ có phương án giúp sản phụ sinh con đúng thời gian đã định. Không nên quá lo lắng, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp vì đã mang thai đủ tháng.
Khắc Nam
Theo Net/AB-12/2009