7 tập đoàn, Tcty lớn đang gửi ngân hàng gần 2 tỷ USD

7 tập đoàn, Tcty lớn đang gửi ngân hàng gần 2 tỷ USD
Tính đến ngày 30/11/2009, số dư tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn của 7 tập đoàn, tổng công ty lớn vào khoảng 1,2 tỷ USD và số dư tiền gửi không kỳ hạn là khoảng 700 triệu USD - Vụ trưởng Vụ quản lý Ngoại hối (NHNN)  Nguyễn Quang Huy cho biết.

Trong thời gian gần đây, vấn đề kinh doanh ngoại tệ và hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã được dư luận rất quan tâm. Ngày 10/12, Vụ trưởng Vụ quản lý Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Quang Huy đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

Thời gian gần đây, hoạt động của các sàn giao dịch vàng thu hút nhiều quan tâm của dư luận. Xin Vụ trưởng cho biết hướng xử lý đối với các sàn vàng giao dịch trong thời gian tới?

- Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trong nước đang được tiến hành trên các sàn vàng. Trong đó, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là không khuyến khích hoạt động này.

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ 2 phương án: Chấm dứt hoạt động của các sàn vàng hoặc tiếp tục cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước một cách chặt chẽ trong đó, mức ký quỹ dự kiến có thể lên đến 100%.

Hiện nay, ngoài các tổ chức tín dụng (TCTD), còn có các tổ chức khác cũng đang thực hiện cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản của các nhà đầu tư. Do đó, để thống nhất hướng xử lý đối với hoạt động kinh doanh này cần có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo tôi, trong trường hợp cho phép tiếp tục hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước của cá nhân, cần phải quản lý chặt chẽ như tỷ lệ ký quỹ, thuế suất, quy mô giao dịch…

Ngoài ra, chỉ có các Ngân hàng Thương mại mới được phép cung ứng dịch vụ này vì đây mới là các tổ chức có khả năng cung ứng đầy đủ các dịch vụ cho các nhà đầu tư như mở tài khoản, thanh toán và quan trọng hơn là có khả năng quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản của nhà đầu tư.

Vụ trưởng có thể cho biết các doanh nghiệp đã sẵn sàng bán ngoại tệ cho ngân hàng chưa và các ngân hàng có mua được ngoại tệ từ doanh nghiệp hay không?

- Theo số liệu tổng hợp từ hệ thống, hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục bán ngoại tệ cho các NHTM với mức bình quân trong năm. Tuy nhiên, do hiện nay đang là thời điểm cuối năm nên nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp là khá lớn.

Xin Vụ trưởng cho biết tình hình số dư tiền gửi ngoại tệ của các Tập đoàn và Tổng công ty? Khi nào các NHTM sẽ triển khai mua ngoại tệ từ các đơn vị này?

- Theo số liệu tổng hợp từ hệ thống báo cáo của các TCTD, tính đến ngày 30/11/2009, số dư tiền gửi có kỳ hạn của 7 tập đoàn, tổng công ty lớn vào khoảng 1,2 tỷ USD và số dư tiền gửi không kỳ hạn là khoảng 700 triệu USD.

Hiện nay chúng tôi đã thiết kế cơ chế mua bán ngoại tệ với các Tập đoàn và Tổng công ty theo hướng sử dụng được lượng ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi, đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi ngoại tệ của các doanh nghiệp nằm trong danh sách này.

Cùng với Văn phòng Chính phủ, NHNN sẽ tiến hành họp bàn để thống nhất với các Tập đoàn, Tổng công ty về phương án mua bán ngoại tệ cụ thể, đảm bảo đơn giản và hiệu quả.

NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp ra thị trường như thế nào?

- Từ ngày 30/11/2009, NHNN đã tiến hành bán ngoại tệ can thiệp ra thị trường như đã thông báo tại Công văn số 9430/NHNN-QLNH: bán cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm 5% trở xuống, ưu tiên các mặt hàng phục vụ sản xuất.

Xin chân thành cảm ơn Vụ trưởng!

MỚI - NÓNG
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
TPO - Chiều 9/4, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện đa khoa hiện đại tại Huế từng bị ‘hạ cấp’, giờ ra sao?

Bệnh viện đa khoa hiện đại tại Huế từng bị ‘hạ cấp’, giờ ra sao?

TPO - Từng được kỳ vọng là cơ sở y tế tuyến tỉnh hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khu vực phía Nam thành phố Huế, Bệnh viện đa khoa Chân Mây (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Huế) bị “hạ cấp” trở thành cơ sở lẻ của trung tâm y tế tuyến huyện. Mới đây, lãnh đạo thành phố Huế yêu cầu Sở Y tế rà soát và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của cơ sở y tế này, nơi đây có thể trở thành bệnh viện của Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
Bộ Y tế vào cuộc vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng chục người mắc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế vào cuộc vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng chục người mắc ở Đồng Tháp

TPO - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được báo cáo sơ bộ từ Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp sau khi dùng bữa trưa do một cơ sở cung cấp suất ăn tại TP Cao Lãnh chế biến. Vụ việc khiến 33 người, gồm học sinh, giáo viên và tình nguyện viên, có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.