1. Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ
Vật dụng nấu ăn bằng nhôm, kể cả bọc tráng nhôm có mức rủi ro gây bệnh ung thư vú cao.
Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện thấy giống như cadmi (cadnium), nhôm là thứ kim loại có tác hại giống như estrogen. Nó gây tổn thương trực tiếp đến ADN hệ sinh học của cơ thể.
Tuy người ta không tìm được mối liên quan nguy hiểm giữa nhôm với rủi ro gây ung thư vú nhưng qua phân tích các mô vú, các nhà khoa học phát hiện thấy có nồng độ nhôm, nhất là vùng sát với cánh tay, nơi được xem là khởi nguồn của các khối u.
Để khắc phục, nên thay đồ nấu nhôm bằng vật liệu thép không gỉ hay gang, nhất là những loại nồi chảo nhôm đã quá cũ. Ngoài ra cũng không nên dùng các loại dược phẩm có chứa nhôm, ví dụ như chất chống ra mồ hôi, thuốc chống hôi nách có chứa nhôm.
2. Thận trọng khi dùng chất chống cháy nắng
Để hạn chế cháy nắng do tia cực tím (UV) của ánh nắng mặt trời, người ta thường dùng một số loại kem chống nắng.
Những loại kem này thường có chứa chất hoạt hóa oxide titan, là những tác nhân làm tăng ung thư vú. Thậm chí, người ta đã tìm thấy dioxin trong một số chất chống cháy nắng.
Ngoài ra, kem chống nắng còn có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính giống như hormone estrogen, thủ phạm làm tăng trứng cá, tế bào gây ung thư.
Nên dùng kem có chất lượng cao, hoặc dùng các phương pháp truyền thống như mặc áo, mang nón mũ, ô che và không nên ra nắng vào những giờ cao điểm.
3. Đồ dùng bọt xốp
Các loại vật dụng dùng trong gia đình chế từ xốp như đệm, gối, nệm vv...nhất là những đồ đã quá cũ có chứa nhiều hợp chất có thể gây ung thư có tên là PBDE (Polybromineted dipheny ethers). Đây là chất chống cháy, thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Tại nhiều quốc gia, chất này đã bị cấm. Tuy nhiên do lợi ích kinh tế nên người ta vẫn sử dụng, kể cả trong đồ dùng cho trẻ nhỏ, thiết bị bảo ôn điện, tivi, máy tính...
Khi đã hết hạn sử dụng nó thường phát ra thành phần giống như estrogen và tiếp xúc lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh.
4. Tránh xa khí thải phương tiện giao thông
Một trong những hợp chất nguy hiểm nhất trong khí thải phương tiện giao thông là PAH (Polycyclic aromatic hydrocarbon), nhất là các phương tiện dùng dầu diezel. Chất này còn có trong khói thuốc lá, khói thực phẩm rán nướng. Đây là những chất gây ung thư vú rất mạnh.
Mới đây, tại Mỹ người ta đã kết thúc một nghiên cứu kéo dài từ năm 1959 về nhiễm PAH ở 3.200 phụ nữ tuổi từ 35-79 và phát hiện thấy những người sống trong môi trường có hàm lượng PAH cao có rủi ro mắc ung thư vú sau mãn kinh rất lớn.
Vì lý do này, giới khoa học khuyến cáo nên tránh xa vùng ô nhiễm PAH, khói thuốc lá, thậm chí còn hạn chế ăn đồ nướng rán trực tiếp trên ngọn lửa nhiệt độ lớn.
5. Nên ăn đậu nành ở mức vừa phải
Các chất estrogen gốc thực vật có trong đậu nành có tác dụng tốt cho cơ thể nếu như ở liều thấp. Ngược lại ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Estrogen thực vật thường được gọi là phytoestrogen, hợp chất tự nhiên có trong rất nhiều thực phẩm khác nhau, gồm 2 nhóm là Isoflavones và Lignans.
Lignans bao gồm cả genistein có nhiều trong đậu tương, hạt lanh, ngũ cốc, quả mọng. Phytoestrogen có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen estradiol và có hiệu ứng giống như hormone tự nhiên.
Nghiên cứu cho thấy nếu ăn quá nhiều đậu nành cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Với kết quả nghiên cứu này, người ta khuyến cáo chỉ nên ăn vừa phải, kể cả khi còn trẻ.
Nên duy trì khẩu phần ăn cân bằng, gồm rau xanh, hoa quả, nhất là sản phẩm hữu cơ nhà trồng được, không có chứa chất gây bệnh như thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng.
6. Đồ chơi có chứa phthalate và chì
Tháng 8/2008, tại Mỹ người ta đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại đồ chơi cho trẻ em có chứa hợp chất phthalate. Đây là loại hóa chất có trong nhựa plastic rất độc cho trẻ nhỏ và là sản phẩm có khả năng gây ung thư rất cao.
Những loại đồ chơi này trẻ thường ngậm vào miệng gây nhiễm độc phthalate, gây gián đoạn hormone dẫn đến gây ung thư và nhiều chứng bệnh nan y khác.
7. Quét CT và chụp X- quang
Một số kỹ thuật khám bệnh như chụp vi tính cắt lớp, chụp X quang có thể tạo ra lượng phát xạ cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu, người ta phát hiện thấy trong môi trường phát xạ ion hóa dài kỳ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở cả đàn ông lẫn đàn bà và trẻ nhỏ. Tốt nhất nên tư vấn chuyên môn trước khi thực hiện.
8. Không nên sử dụng liệu pháp thay thế hormone tổng hợp
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là kỹ thuật được người ta nhắc nhiều tới trong thời gian gần đây, được sử dụng cho nhóm phụ nữ sau mãn kinh nhưng nó lại là thủ phạm làm gia tăng bệnh ung thư vú ở phụ nữ, nhất là liệu pháp HRT chứa thành phần kết hợp estrogen và protein.
Đây là kết luận dựa vào rất nhiều nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trong thời gian gần đây.
Nguyên thủy, liệu pháp HRT được dùng để chữa các loại bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh như bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi nhưng nó lại có tác dụng ngược, vì vậy để hạn chế rủi ro tăng bệnh ung thư, giới khoa học khuyến cáo nên duy trì thực đơn cân bằng, tránh dùng chất kích thích, tăng cường rau xanh hoa quả và không nên dùng liệu pháp HRT cũng như các loại thuốc có chứa hormone bán ở thị trường tự do.
Một khi đã quyết định dùng HRT chỉ nên sử dụng liều thấp, có chứa một thành phần estrogen và dùng trong thời gian ngắn.
9. Thận trọng với các loại pin, ắc quy thải bỏ
Đây là nguồn chất thải có chứa hàm lượng cadnium cao, thủ phạm làm tăng bệnh dậy thì ở nhóm tuổi teen và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú khi trưởng thành.
Khi sử dụng và thải bỏ vật dụng này cần tuân thủ các quy định về an toàn, không nên vứt bừa bãi gây nguy hiểm cho môi trường và cho con người.
10. Ăn cá sạch
Do môi trường bị ô nhiễm nên có rất nhiều loại cá hiện đang được thương phẩm có chứa hàm lượng PCB và dioxin rất cao, thủ phạm làm tăng bệnh ung thư cho con người.
Để hạn chế, nên duy trì phương pháp canh tác, nuôi trồng sạch, chọn mua những loại cá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi chế biến nên loại bỏ phần mỡ, rán nướng trên vỉ thay vì rán trực tiếp trên chảo để hạn chế gia tăng chất độc.
11. Thận trọng khi sử dụng các chất tẩy rửa trong gia đình
Tại Mỹ người ta tiến hành nghiên cứu cho thấy phương pháp làm sạch khô có chứa một loại hóa chất PERC có mức gây ung thư vú cao. PERC (Perchloroethylene) ngấm vào nguồn nước, tích lũy trong mỡ cơ thể và tồn tại trong cơ thể rất lâu.
Nếu tiếp xúc dài kỳ với nguồn hóa chất này sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh, thậm chí tiếp xúc ít cũng có thể gây khô da, đau đầu và buồn nôn.
Nên dùng các loại trang phục, đồ dùng không cần đến phương pháp giặt khô mà dùng các loại quần áo là giặt bằng phương pháp cổ truyền bằng nước và phơi khô tự nhiên.
Khắc Nam
Theo Net/ ED-10/2009