Khi thẩm định không truy xét nguồn

Khi thẩm định không truy xét nguồn
TP - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Sách giáo khoa Ngữ Văn THPT, trao đổi quanh trích dẫn trong đề văn thi đại học. 

>> Băn khoăn về một chi tiết liên quan đề Văn
>> Nguồn sách chỉ có giá trị tham khảo

Khi thẩm định không truy xét nguồn ảnh 1
GS, TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội

Ông Thuyết nói: Đoạn trích Xin thầy hãy dạy cho con tôi được sử dụng trong phần bài đọc thêm của bài học Các thao tác nghị luận, sách Ngữ Văn 10 tập 2, do GS Phan Trọng Luận là Tổng Chủ biên.

Theo tác giả viết sách giáo khoa, đoạn trích được lấy trong văn bản Thư của Tổng thống Mỹ A.Lincoln gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình (in trong cuốn Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ TPHCM 2004).

"Của ai không quan trọng, vấn đề là nội dung của nó thế nào và nó chuyển tải thông điệp gì"

Khi thẩm định không truy xét nguồn ảnh 2 Ngay cả bài thơ thần của Lý Thường Kiệt mà sách giáo khoa đã dạy bao nhiêu lâu nay cho hàng chục thế hệ học sinh và bây giờ chắc chắn vẫn phải dạy, hiện nay, người ta bảo chưa chắc là của Lý Thường Kiệt. Do đó của ai không quan trọng, vấn đề là nội dung của nó thế nào và nó chuyển tải thông điệp gì. Khi thẩm định không truy xét nguồn ảnh 3

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Sách giáo khoa Ngữ Văn THPT

Là một bài đọc thêm nên đoạn trích này không được quy định trong chương trình mà chỉ có trong sách giáo khoa.

Bài Các thao tác nghị luận là một bài dạy học sinh tập làm văn và bài đọc thêm Xin thầy hãy dạy cho con tôi được tác giả sách giáo khoa đưa vào nhằm giới thiệu cho học sinh về một dạng văn bản có tính chất nghị luận.

Đoạn trích không có trong chương trình nhưng có trong sách giáo khoa, nghĩa là cũng phải được thông qua hội đồng thẩm định sách giáo khoa?

Khi thẩm định, chúng tôi quan tâm tới các vấn đề sau: Tác giả ấy có được đưa vào hay không? Nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản ấy thế nào, có đưa vào sách giáo khoa được không? Còn về nguồn, khó mà truy xét được nguồn của tất cả các đoạn trích hoặc các tác phẩm.

Trong tình huống cụ thể này, tác giả dẫn nguồn NXB Trẻ, theo tôi, đó là một nguồn đáng tin cậy rồi.

Có người nói với tôi là Hiệp hội A.Lincoln cũng không chắc cái này là của A.Lincoln. Nếu vậy thì vô cùng. Bởi mình là người Việt Nam, mình cũng không dám chắc cái văn bản A hay văn bản B có phải là của ông Lê Thánh Tông hay của ông Lê Thái Tông hay không!

Ngay cả bài thơ thần của Lý Thường Kiệt mà sách giáo khoa đã dạy bao nhiêu lâu nay cho hàng chục thế hệ học sinh và bây giờ chắc chắn vẫn phải dạy, hiện nay, người ta bảo chưa chắc là của Lý Thường Kiệt. Do đó của ai không quan trọng, vấn đề là nội dung của nó thế nào và nó chuyển tải thông điệp gì.

"Vấn đề không có gì to tát”

Khi thẩm định không truy xét nguồn ảnh 4 Nếu bức thư quả thật không phải là của A.Lincoln thì NXB Trẻ phải chịu trách nhiệm. Các kiến thức khoa học không cố định mà có tính chất mở. Những nhận thức của ngày hôm qua đã lạc hậu so với hôm nay thì mình sẽ phải cập nhật, đính chính Khi thẩm định không truy xét nguồn ảnh 5

GS Phan Trọng Luận, Tổng chủ biên SGK Ngữ Văn lớp 10.

Nhưng sử dụng một văn bản của một danh nhân nước ngoài, trong bối cảnh thông tin khó kiểm soát như bây giờ, ta có quy định là phải liên lạc với cơ quan văn hóa hoặc đại sứ quán nước đó ở Việt Nam không?

Khó mà làm như vậy được. Thường với những tác phẩm của các tác giả văn học lớn, tính phổ biến của nó rộng và độ tin cậy của nó là chắc chắn. Còn những văn bản có tính chất nhật dụng, người ta đưa vào với mục đích tham khảo trong tiết học tập làm văn và không phải là bài học chính khóa thì chúng tôi không đặt ra vấn đề đó.

Vả lại, văn bản lấy từ một ấn phẩm của một nhà xuất bản và được phép xuất bản thì, về nguyên tắc, nhà xuất bản đó phải chịu trách nhiệm về nội dung cũng như xuất xứ của tác phẩm.

Khi tác phẩm hoặc văn bản được đưa vào sử dụng trong sách giáo khoa, có phải trả bản quyền không, thưa ông?

Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam chỉ yêu cầu với các tài liệu được trích dẫn dạy trong sách giáo khoa phải tuân thủ nguyên tắc là không được làm sai lệch nội dung tác phẩm khi trích dẫn không toàn văn. Còn khi đưa vào sách giáo khoa thì không phải xin phép tác giả cũng như không phải trả tiền bản quyền. 

Trước nghi ngờ về nguồn gốc bức thư của dư luận, hội đồng thẩm định sách giáo khoa có yêu cầu tác giả làm rõ nguồn gốc?

Hội đồng thẩm định thì đã giải thể rồi. Yêu cầu tác giả giải trình sẽ do Bộ GD&ĐT đưa ra.

Cảm ơn ông!

Ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT:

Bộ sẽ lập một hội đồng thẩm định

Tôi đã đọc các bài viết về nghi vấn này trên mạng Internet. Cần giải quyết vấn đề một cách khoa học, không nóng vội.

Trước hết, chúng tôi sẽ chuyển câu hỏi của dư luận xã hội về tính xác thực của tác giả bức thư mà tác giả sách giáo khoa trích dẫn. Theo đó, tác giả sách giáo khoa sẽ phải có trách nhiệm chứng minh nguồn tư liệu mà họ dẫn tác phẩm.

Bộ sẽ lập một hội đồng thẩm định. Trong trường hợp chứng minh của họ không thuyết phục được hội đồng thẩm định thì vấn đề sẽ được đưa ra hội đồng bộ môn.

Việc tranh luận xung quanh tính xác thực của một văn bản không phải là vấn đề mới đối với các tác giả viết sách giáo khoa.

Theo tôi, những tác giả viết sách ngữ văn thận trọng lắm. Họ có nhiều bài học từ việc trích dẫn tác phẩm của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, chỉ vì vài câu chữ khác nhau do có nhiều dị bản mà người ta cãi nhau.

Trong tình huống đó, họ phải chứng minh được nguồn tư liệu và nguồn đó có độ tin cậy cao.

GS Phan Trọng Luận, Tổng chủ biên SGK Ngữ Văn lớp 10 :

Vấn đề không có gì “to tát”

Theo nguồn tin của Tiền Phong, tác giả viết bài Các thao tác nghị luận (sách Ngữ Văn 10 tập 2) và là người giới thiệu đoạn trích Xin thầy hãy dạy cho con tôi (Sách Những câu chuyện về người thầy) ở phần đọc thêm của bài này hiện không ở Việt Nam.

Ông là nhà giáo Đỗ Kim Hồi (đã nghỉ hưu), nguyên cán bộ Sở GD&ĐT Hà Nội. Nhà giáo Đỗ Kim Hồi được các đồng nghiệp vốn là giáo viên dạy văn kỳ cựu ở các trường THPT của Hà Nội xem là một giáo viên giỏi, tâm huyết, say mê văn học.

Theo Giáo sư sư Phan Trọng Luận, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, nhà giáo Đỗ Kim Hồi là một nhà giáo, một tác giả viết sách giáo khoa rất “cẩn thận, thận trọng và uy tín”.

Tuy nhiên, khi xảy ra vụ việc, nhà giáo Đỗ Kim Hồi đang ở nước ngoài (thăm con) từ nửa tháng nay và dự kiến đi ba tháng. Nhưng Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng, việc nhà giáo Đỗ Kim Hồi không có mặt trong nước sẽ không ảnh hưởng tới việc giải trình nguồn gốc trích đoạn bức thư trên có phải lấy từ bức thư của A.Lincoln không.

Theo Giáo sư Phan Trọng Luận, vấn đề không có gì “to tát”.

“NXB Giáo dục sẽ liên hệ với tôi và tôi với tư cách là tổng chủ biên sẽ giải trình việc này. Nguồn trích dẫn thì đã rõ ràng. Nếu bức thư quả thật không phải là của A.Lincoln thì NXB Trẻ phải chịu trách nhiệm. Các kiến thức khoa học không cố định mà có tính chất mở. Những nhận thức của ngày hôm qua đã lạc hậu so với hôm nay thì mình sẽ phải cập nhật, đính chính” - GS Phan Trọng Luận nói.

Quý Hiên thực hiện

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG