Con đường từ đường Nguyễn Trãi dẫn vào làng đầy bụi đất, chật chội. Từng chiếc xe tải chở phế liệu sắt thép, nhựa và lông gia cầm nối đuôi nhau vào làng.
Tại ngõ 145, xóm Đình, hàng chục nắp cống được bật lên, nước bẩn đen kịt, nồng nặc hôi thối. Một cụ già ở đầu ngõ cho biết, do hệ thống thoát nước rất kém, chỉ cần mưa nhẹ cũng gây ứ đọng nên thường xuyên phải bật nắp để lấy gậy thông cống!
Theo quy định của UBND xã Tân Triều, các hộ dân kinh doanh, tái chế phế liệu phải dùng bạt che đồ phế liệu chưa được sử dụng, tránh nước đọng và dùng túi kín đựng phế liệu chưa được sử dụng. Thế nhưng, việc này ít được chấp hành.
Tại xóm Đình, dăm bảy gia đình tái chế phế liệu vẫn để hàng đống phế liệu ngay đầu cổng mà không cần che bạt và túi kín. Nước rửa phế liệu (các loại chai nhựa) chắc chắn chứa nhiều độc tố nhưng không được xử lý mà đổ thẳng ra cống thoát nước, nước độc hại này theo cống thoát chạy vòng vèo qua khu dân cư, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 11/7, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Tú, y tá Trần Thu Yến, đang chăm sóc tám người bị sốt xuất huyết, cho biết: “Biện pháp phòng ngừa chưa được thực hiện triệt để, dù đã được tuyên truyền vận động”. |
Tại khu vực gần cổng UBND xã giáp chợ Triều Khúc, chỉ cần mưa nhỏ là nước lênh láng, vài ngày sau vẫn chưa thoát hết, dù hồ nước ở kế bên. Hai hồ nước của làng cũng đen ngòm, từng lớp váng đen - xanh nổi trên mặt nước; xung quanh bờ, một vài người vẫn đi vớt giun đỏ và bọ gậy về làm thức ăn cho cá cảnh.
Mấy ngày nay, bọ gậy đã bớt đi nhiều do được lực lượng y tế phun thuốc. Những con cá và rùa được thả phóng sinh dưới hồ vài hôm đã ngắc ngoải hoặc lờ đờ ven bờ, dân quanh hồ lại bắt về làm thịt.
Trong khu vực chợ, một số người bán tôm cá tràn cả ra đường đi. Nước thải tanh hôi đổ trực tiếp ra đường, ai đi qua cũng phải bịt mũi. Đi sâu hơn vào trong làng và các làng kề bên, hàng chục hộ phơi lông gà, lông vịt ngay vệ đường, mỗi khi có cơn gió, lông gia cầm lại bay khắp nơi. Nhiều đoạn mương nơi có các hộ dân thu mua lông gia cầm nước đen bẩn, hôi thối.
Ngày 18/7, sẽ khống chế được dịch?
Điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Tú (ảnh chụp sáng ngày 11/7) Ảnh: Xuân Lương |
Sáng 11/7, trong lúc đi tìm hiểu thực tế, chúng tôi gặp nhiều tổ phun thuốc trừ muỗi của huyện và xã. Việc phun thuốc vẫn còn sơ sài: Chỉ phun ở tầng trệt, phun xòe trên cao mà không phun vào tường cho thuốc ngấm mới có hiệu quả lâu dài.
Nhiều hộ dân muốn được phun thuốc ở các tầng trên (sẵn sàng trả thêm chi phí) nhưng không được đáp ứng. Một cán bộ trong tổ phun thuốc từ chối kể cả có trả thêm chi phí, vì “lượng thuốc hạn chế nên phải phun theo quy định”.
Về vấn đề này, ông Vũ Văn Lên - Trưởng trạm y tế xã Tân Triều cho biết: Khi phát hiện có người bị sốt xuất huyết, lập tức ban phòng chống dịch bệnh của xã sẽ xuống tận gia đình để phun thuốc toàn bộ khu nhà. Ngoài ra, sẽ phun cả những hộ xung quanh, (trong bán kính khoảng 300 mét).
Thuốc phun là Bermetrin, phun theo kiểu xông hơi, có thể tồn lưu trong không khí được lâu hơn. Trong đợt này, chúng tôi huy động 20 máy phun toàn xã. Tuy nhiên, gần chiều 11/7, còn khoảng 20 hộ chưa được phun, do máy bơm hết xăng, hôm sau sẽ phun hết số còn lại.
Ca sốt xuất huyết đầu tiên ở Tân Triều phát hiện từ ngày 21/5. Sang đầu tháng Sáu, số người mắc bệnh tăng dần. “Có những hôm, bệnh nhân nằm la liệt cả trạm xá. 25 giường bệnh chật cứng, bệnh nhân phải nằm ra bàn, ghế để khám, truyền nước.
Nếu năm 2007 có 37 người mắc dịch, năm 2008 giảm còn 10 ca thì năm nay tăng đột biến”- ông Lên nói. Theo lý giải của ông Lên, ở thôn Triều Khúc, xã Tân Triều là nơi có nhiều nguy cơ bùng phát các dịch bệnh. Ở thôn này, có nhiều gia đình làm nghề thu gom phế thải, đổ chất đống, lúc trời mưa lại không có mái che, bạt phủ nên ở những nơi nước đọng là môi trường thuận lợi cho bọ gậy sinh sôi, muỗi phát triển.
Hơn nữa, hệ thống mương thoát nước, ao hồ gần như bị lấp, không có lối thoát, nước tồn đọng gây mùi hôi thối cả thôn. Tân Triều cũng là nơi có nhiều học sinh, sinh viên, lao động thời vụ trọ cũng là một yếu tố truyền bệnh khó tránh khỏi.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Vị - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều, cho biết, toàn xã có hai thôn Triều Khúc và Yên Xá có dịch nhưng dịch phần lớn phát ra từ thôn Triều Khúc.
Ông Vũ Văn Lên, Trạm trưởng y tế xã Tân Triều cho biết, tính đến chiều 11/7, toàn xã có 119 người bị sốt xuất huyết, con số lớn kỷ lục từ trước tới nay. |
Hiện toàn xã có khoảng 220 hộ đang làm nghề thu gom phế liệu, có bốn hộ giết mổ gia cầm (khoảng 30 - 50 con/ngày). Theo ông Vị, ô nhiễm từ làng nghề thu gom đang ở mức cao trong khi dân còn thiếu ý thức bảo vệ môi trường nên việc dịch sốt bùng phát là khó tránh khỏi.
Từ đầu năm đến nay, xã đã ba lần ra quân tuyên truyền về làm sạch môi trường, diệt bọ gậy nhằm tránh những bệnh truyền nhiễm; ban hành quy định, bản cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết đến từng hộ dân. “Nếu không thực hiện như cam kết, sẽ chịu phạt hành chính, cao nhất có thể 1,4 triệu đồng”- ông Vị nhấn mạnh.
Theo nhận định của ông Lên, dịch đang có chiều hướng giảm dần. Ngày 18/7, chúng tôi sẽ cố gắng khống chế được dịch”.
Một người ở xã Mỹ Hương huyện Mỹ Tú, có con bị sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Tú, nói: “Gia đình tôi được phát cho mấy con cá bảy màu thả vào lu nước. Ngoài ra không nghe cán bộ y tế hướng dẫn gì cả. Ở xã chúng tôi, cũng chưa thấy y tế phun thuốc trừ muỗi”. |