Không cần thiết phải phản đối ngay lập tức để tự vệ. Hãy lặng im một lát, hít thở sâu và bình tĩnh lại. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó giúp bạn lắng nghe đến hết lập luận của người đối thoại. Khả năng kiềm chế bản thân chứng tỏ bạn là người điềm tĩnh và tự tin.
2. Hãy dùng lý trí, chứ không dùng cảm xúc để xử sự
Một điều tối quan trọng là cần tự chủ và kiểm soát những cảm xúc của bản thân khi người khác phê bình bạn. Nếu không bạn sẽ không còn khả năng đánh giá đúng đắn thông tin đang nhận được.
Hãy học cách tập trung vào các sự kiện và lời nói của người đối diện. Cố hiểu một điều rằng người ta phê bình bạn chỉ với mục đích giúp bạn tiến bộ.
Thường thường vào thời điểm bị chỉ trích, não của chúng ta mải tìm những lý do và chứng cớ để biện minh cho bản thân, và thế là chúng ta để mất thông tin cần thiết.
3. Hãy học cách thừa nhận những lỗi lầm của mình
Bạn nên biết rằng khi bạn nhận khuyết điểm, không có nghĩa bạn là người thua cuộc. Nếu thấy rằng mình đúng là đáng trách, không nên tìm cách thanh minh.
Trong trường hợp này có thể ôn tồn nói: “Tôi rất tiếc là hành động của tôi đã dẫn tới hậu quả như vậy”. Hoặc có thể hỏi ý kiến người đối thoại xem nên khắc phục tình trạng đó ra sao, để lần sau không lặp lại sai sót tương tự.
4. Hãy thông báo về những dự định sửa sai của bạn
Sau khi lắng nghe phê bình, nên bày tỏ ý kiến rằng bạn sẽ có kế hoạch khắc phục khuyết điểm trong thời gian gần nhất.
5. Hoan nghênh người phê bình
Nhất định cần cám ơn người đối thoại đã cho biết những thiếu sót và nhấn mạnh rằng đối với bạn điều đó rất quan trọng, giúp bạn phấn đấu nỗ lực hơn. Bằng cách này bạn cho người phê bình biết rằng luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến và sửa đổi.