Khúc hoan ca hồ Thác

Một điệu hát Tày. Ảnh: Tùng Duy
Một điệu hát Tày. Ảnh: Tùng Duy
TP - Hồ Thác Bà, một vùng sơn thuỷ giao thoa giữa đồng bằng sông Hồng với miền núi Tây Bắc trải rộng như vô tận. Nơi cư trú lâu đời của đồng bào Cao Lan, Tày, Dao, Thái… bên cạnh một thuỷ điện từng được coi hiện đại nhất cả nước, tạo nên vùng văn hoá đặc sắc.

> Khai mạc lễ hội “Âm vang hồ Thác Bà”

Một điệu hát Tày. Ảnh: Tùng Duy
Một điệu hát Tày. Ảnh: Tùng Duy.

Niềm kiêu hãnh Tây Bắc

Người Yên Bái nói ai chưa đến thăm thuỷ điện Thác Bà thì rõ là chưa đến thăm hồ Thác. Từ triền núi phóng tầm mắt ra vùng hồ mênh mông nước “xanh như luyn” với muôn vàn đảo đẹp tựa “Vịnh Hạ Long trên núi”, thuỷ điện trấn giữ hùng vĩ vươn tay đập phẳng dài hoàng tráng.

Xây dựng từ những năm 1960, thuỷ điện Thác Bà là công trình trọng điểm của cả nước mang đến 400 triệu kwh/năm, góp tới 70% sản lượng điện miền bắc, thúc đẩy và thay đổi một cục diện phát triển kinh tế nước ta. Cũng chính vì vậy, khu vực thuỷ điện đã phải hứng chịu hàng ngàn quả bom bi, bom phá của máy bay Mỹ.

Giờ đây đơn vị Anh hùng LLVT này vẫn đang góp vào lưới quốc gia tới 2,5% lượng điện.

Từ cảng Hương Lý rong ruổi du thuyền hướng ra vùng hồ qua miên man đảo, nước, chỉ vài giờ du khách đã chạm chân đập xả lũ chính của thuỷ điện mà chiêm ngưỡng chất hùng vĩ của nhà máy. Cũng chính từ con đập dài hàng trăm mét này đã tạo nên non nước Thác Bà, một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất cả nước cách Hà Nội 140km về phía Tây Bắc, rộng tới hơn 20.000ha, dài 80km và tạo mọc hơn ngàn hòn đảo xanh rì.

Ai lên Ngòi Tu, ai lên Tây Bắc

Vợ chồng trẻ Sergei và Lena (người Nga) lần đầu đến Việt Nam nhưng họ đã thuê xe Minsk từ Hà Nội chạy thẳng lên bản Ngòi Tu, bản nhiều người Dao “quần trắng” (dân bản thường mặc áo đen, quần trắng) nằm ven hồ Thác, và họ chỉ là một trong số cả ngàn du khách mỗi năm tìm về tận hưởng bầu gió mát non nước Thác Bà và rong chơi giữa bản có rất nhiều nhà sàn cổ.

Sergei nói với PV Tiền Phong rằng chỉ qua lời giới thiệu của bè bạn và chút thông tin trên internet, vợ chồng anh vượt gần hai trăm cây số từ Hà Nội lên đây.

Nhà anh Tướng Văn Bội có nhà sàn to như bao nhà khác trong bản Ngòi Tu. Nhà Bội tậu cả ba cái bàn đá đẹp kê dưới tán gốc nhãn để khách dùng trà ngắm cảnh quanh bản. Có đủ giường đệm cho khách ngủ đêm. Khách trả mười lăm ngàn một lon bia, một trăm ngàn nữa là đủ bữa nhậu có thịt gà với canh rau cá rô thơm phức, thứ cá bắt được vô vàn ngay hẻm nước từ hồ Thác dẫn vào. Khách lui lại vài ngày, Bội thu được vài trăm ngàn đồng.

Khách đến Ngòi Tu từ khắp nơi trên thế giới. Bội sắm một chiếc điện thoại di động, hằng ngày kết nối với mấy anh làm ở công ty du lịch ngoài TP Yên Bái, thế là chủ động đón khách. Trong bản Ngòi Tu nhiều nhà cũng đón khách như Bội.

Hôm nay vợ chồng Sergei sau cuộc nhậu rồi đi quanh bản rong chơi xong sẽ phi xe lên Lục Yên (huyện có vùng đá đỏ nổi tiếng ở Yên Bái) nên không ở lại. Bội nói là định gọi con gái bản đến nhảy sạp, múa trống Tang, hát Páo dung, hò Muội…

Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo quanh co trên những triền đồi cọ xoè mát nhoà hơi nước hồ Thác, những ông Tây bà Tây đi lại vẻ quen thuộc. Người Dao và người Cao Lan cũng đón họ một cách thân thiện, quen thuộc.

Một dải ven hồ dài tới hàng chục cây số, những bản làng qua các xã Ngòi Tu, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cẩm Nhân, Ngọc Chấn, Tích Cốc… Lễ hội Lồng Tồng và sinh hoạt giã cốm nếp thơm của bản người Tày, người Nùng vẫn giữ nguyên vẹn. Tiếng hoan ca trong lễ làm Pụt, cúng vía cho người già, trẻ nhỏ, tát yến, hát quan trong đám cưới, lễ đồng dao, phong sư, hát Khảm…, vẫn lưu truyền bền vững đến kỳ lạ.

Lại du chơi mua ngô, khoai ngon, cá lạ, quả thơm, uống rượu trong những chợ phiên khắp vùng, nghe khúc ca tiếng chầy cốm nếp Xuân Lai. Hồ Thác mang đến nhiều sản vật tươi rói. Thành phố dưới xuôi tìm đến đây mua cá trắm đen, quất đỏ, mè hoa, tôm riu chỉ với giá vài chục ngàn một xách. “Có tiền chợ Ngọc chợ Ngà, hết tiền về với chợ quê Thác Bà” – câu hát thật mời gọi.

Một điệu hát Tày

ở VHTTDL Yên Bái và huyện Yên Bình tổ chức nhiều hoạt động: chọi trâu (có trâu chọi đến từ Phú Thọ, Đồ Sơn…), chợ ẩm thực, quầy sách lưu động, đua thuyền nan trên hồ Thác, ném còn, chọi gà, kéo co, bắn nỏ… Lễ hội sẽ kéo dài đến hết ngày 21- 11.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Ngô Thị Chinh trong bài phát biểu đêm khai mạc Lễ hội đã kêu gọi các nhà đầu tư kinh tế du lịch đến với Yên Bái, mong muốn cùng góp sức gìn giữ và phát triển kinh tế văn hoá qua du lịch hồ Thác.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.