Đây cũng là con đường các đối tượng khai thác gỗ rừng tự nhiên ven hồ Sê San 4, thuê xuồng kéo về.
Ngoài 391 m3 gỗ mà Kiểm lâm Ia Grai thu giữ và 643m3 các cơ quan liên ngành ở Kon Tum tìm được, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều lóng gỗ khác còn nằm rải rác ven lòng hồ và trên rừng.
Theo cơ quan điều tra công an huyện Ia Grai, số gỗ gần 400m3 này chắc chắn có nguồn gốc từ địa phận huyện biên giới Sa Thầy - tỉnh Kon Tum giáp ranh với Ia Grai, bởi địa phận huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai không có gỗ.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, trong những ngày qua, tại tiểu khu 749 thuộc lâm phần do Công ty Đầu tư Phát triển Lâm - Nông - Công nghiệp và dịch vụ Sa Thầy quản lý, đoàn liên ngành tỉnh Kon Tum phát hiện có 643 m3 gỗ bị chặt hạ trái phép, hầu hết là gỗ thuộc nhóm I quí hiếm. Số gỗ này đang nằm rải rác trong rừng, chưa vận chuyển ra khỏi lâm phần.
Hình ảnh PV Tiền Phong ghi được ven lòng hồ thủy điện Sê San 4 những ngày cuối tháng 5-2010 :
Bãi gỗ được thu giữ cách UBND xã Ia O khoảng 3km, nằm bên sát bờ hồ. Hàng ngày có hàng nghìn lượt người qua lại, đối diện với điểm thu gom gỗ này là nhà quản lý, điều hành thủy điện Sê San4
Bến thuyền lâm tặc thường dùng để tập kết gỗ khai thác trộm từ lòng hồ vẫn còn dấu vết xe và gỗ lậu
Bến thuyền sau trong tiểu khu 749 nơi lâm tặc đột kích từ lòng hồ lên rừng Mo Ray. Tại đây lâm tặc đưa cả xe độ chế, xe trâu lên rừng cắt gỗ kéo xuống
Nhiều lóng gỗ lâm tặc còn bỏ lại trong rừng chưa kéo ra
Dấu vết các đối tượng khai thác gỗ lậu để lại
Nhà báo Thanh Luận-PV báo Nông thôn Ngày nay đang thử đo một gốc gỗ
Gỗ ven hồ thủy điện Sê San 4 bị khai thác và nhiều nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng