Hà Nội T&T quyết giữ ngôi đầu

Hà Nội T&T quyết giữ ngôi đầu
TP - Vòng này Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng đối đầu nhau. Không còn là “ông chủ đích thực” nhưng bầu Hiển vẫn thường xuyên có mặt ở các trận đấu của hai đội bóng và đi kèm là những món tiền thưởng rất đậm.

> Đá bù V-League 2013: SHB.Đà Nẵng lỡ cơ hội lên đầu
> SLNA và V.Hải Phòng chia điểm trong trận 'thủy chiến'

Cuộc đấu giữa Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng luôn là tâm điểm chú ý. ảnh: VSI
Cuộc đấu giữa Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng luôn là tâm điểm chú ý. ảnh: VSI.

Việc bầu Hiển tung tiền thưởng không tiếc tay, trong lúc các đội khác phải “liệu cơm gắp mắm” thì việc ông trở thành ông trùm quyền lực nhất làng bóng đá Việt Nam cũng không có gì lạ.

Sau trận hòa với HAGL ở trận đấu bù vòng 9 trên sân Chi Lăng, đội bóng sông Hàn đã bắt kịp SLNA ở vị trí nhì bảng. Tuy chỉ kém đội đầu bảng Hà Nội T&T 1 điểm, nhưng ngôi đầu khó có thể rời khỏi sân Hàng Đẫy nếu nhìn vào kết quả những cuộc đối đầu của hai đội ở V-League. Kịch bản kẻ thắng lượt đi sẽ thua ở lượt về đã lặp đi lặp lại ở 4 mùa bóng liên tiếp với 8 lần gặp nhau.

Đó là lý do khiến nhiều người tin tưởng chủ nhà Hà Nội T&T sẽ đòi lại được món nợ thua 0-1 ở trận lượt đi. Một chiến thắng trước SHB Đà Nẵng sẽ là bước tạo đà cho chặng đường rất thênh thang sắp tới của đội bóng Thủ đô với một loạt đối thủ làng nhàng như ĐTLA, K.Kiên Giang, Đồng Nai cùng XMXT Sài Gòn rất vô định.

Vissai Ninh Bình và Becamex Bình Dương (B.BD) phải đối đầu nhau ở trận đấu mà đội nào thua sẽ bị níu chặt trong vùng nguy hiểm. Kế hoạch giải cứu đội bóng nhà giàu B.BD của HLV Lê Thụy Hải đã có tín hiệu khả quan và tiếp đón V. Ninh Bình tại sân Gò Đậu chính là cơ hội để họ thoát hẳn khỏi khu vực nguy hiểm.

Chuyến làm khách tại sân Biên Hòa của thầy trò HLV Trần Tiến Đại cũng được dự báo khó khăn. Có khá nhiều trận của XMXT Sài Gòn bị dư luận đánh giá là “có mùi”. Tiêu biểu như trận đấu với V.Hải Phòng ở vòng 12, với B.Bình Dương ở vòng 13 và mới nhất là trận đấu bù vòng 4 với K.Kiên Giang.

Trước những đội mạnh như HAGL hay V.Hải Phòng, thầy trò HLV Trần Tiến Đại toàn thắng, nhưng khi gặp các đội làng nhàng, thuộc “cửa dưới” thì họ lại bỗng dưng sảy chân. Nhìn bảng thành tích của XMXT Sài Gòn, có thể dự đoán rằng Đồng Nai sẽ có thêm một kết quả thuận lợi để rời xa nhóm nguy hiểm.

Trong khi đó, Đồng Tâm Long An (ĐTLA) sẽ phải hành quân tới chảo lửa thành Vinh để đối đầu với một SLNA đang khao khát chấm dứt chuỗi 6 trận không biết mùi chiến thắng.

Từ một ứng viên nặng ký nhất cho chức vô địch, giờ đây thầy trò Hữu Thắng đã không còn giữ được vị thế của mình. Điều đáng nói hơn niềm tin về một mùa giải thành công đang giảm dần trong những người hâm mộ đội bóng này.

Cuộc đua ở đáy bảng càng trở nên căng thẳng khi Kienlongbank Kiên Giang (K.KG) phải đối mặt với HAGL trên sân Rạch Giá và nếu tiếp tục không thắng, thầy trò HLV Lại Hồng Vân có nguy cơ chết chìm ở đáy bảng với ĐTLA.

Không thắng được anh em nhà bầu Hiển (vừa hòa Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng cùng với tỷ số 1-1), lúc này HAGL buộc phải tìm cách thu hẹp khoảng cách với ngôi đầu bằng việc giành chiến thắng trước các đối thủ còn lại, khởi đầu là chuyến làm khách tại Kiên Giang.

Trên sân Lạch Tray, XM Vicem Hải Phòng tiếp Thanh Hóa. Ở lượt đi Thanh Hóa và V.Hải Phòng đã cống hiến cho khán giả một trận cầu kịch tính, hấp dẫn với bốn bàn thắng được chia đều cho mỗi bên. Trận gặp ở lượt về này khi mà chuỗi trận đấu không biết mùi chiến thắng đã lên tới con số 4, Hải Phòng đã bị tốp đầu bỏ lại khá xa, tiếp đón Thanh Hóa trên sân nhà Lạch Tray là cơ hội nữa để đội bóng bứt phá. Gáng nặng trên vai HLV Hoàng Anh Tuấn càng thêm căng. Nếu không thắng được Thanh Hóa thì khả năng ông Tuấn phải ra đi là rất gần.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế hàng Việt 46%: Cần chiến lược đa chiều, đối thoại bền bỉ

Mỹ công bố áp thuế hàng Việt 46%: Cần chiến lược đa chiều, đối thoại bền bỉ

TPO - Con đường phía trước cần tới cách tiếp cận chiến lược đa chiều, gồm đối thoại bền bỉ và khéo léo, đa dạng hóa nhanh chóng các thị trường xuất khẩu, tiếp tục củng cố nền kinh tế nội địa, phát huy khả năng phục hồi mang ý nghĩa chiến lược mà Việt Nam đã thể hiện trong những giai đoạn khó khăn trước đây.
Bộ trưởng Công Thương thăm, làm việc tại một doanh nghiệp may. Ảnh: Nguyễn Bằng

Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, một cựu quan chức ngành Công Thương cho biết, nhìn vào chênh lệch thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong 3 năm qua có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu chính đóng góp vào cán cân thương mại của Việt Nam hiện chủ yếu nằm ở trong tay các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng. Ảnh: Nguyễn Bằng

Doanh nghiệp ảnh hưởng nặng theo chuỗi cung ứng

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, giám đốc một doanh nghiệp dệt may lớn ở Hưng Yên cho rằng, việc áp thuế đối ứng 46% của Hoà Kỳ sẽ tạo tác động dây chuyền rất lớn với các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là với ngành dệt may và giày dép do Hoa Kỳ hiện đang chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giá ớt tăng cao chưa từng thấy

Giá ớt tăng cao chưa từng thấy

TPO - Giá ớt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi liên tục tăng, hiện có giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, cao kỷ lục từ trước đến nay và gấp 10 lần so với năm ngoái (7.000 đồng/kg). Theo các thương lái, nguyên nhân giá ớt tăng cao là do nhu cầu tiêu thụ mạnh từ thị trường Trung Quốc. 
1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

TPO - Sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập ngay tổ "phản ứng nhanh", chủ trì nhiều cuộc họp đánh giá tác động và bàn giải pháp thích ứng. Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang đàm phán tại Mỹ.