Với 500 tỷ và ghế Chủ tịch VFF, bầu Hiển sẽ cứu bóng đá Việt?

Với 500 tỷ và ghế Chủ tịch VFF, bầu Hiển sẽ cứu bóng đá Việt?
Bầu Hiển chắc chắn là người có ảnh hưởng nhất đối với bóng đá Việt Nam hiện tại, từ V-League đến ĐTQG. Vậy nên chăng giao hẳn luôn cả nền bóng đá Việt cho bầu Hiển quan lý, cụ thể hơn là chiếc ghế Chủ tịch VFF?

Với 500 tỷ và ghế Chủ tịch VFF, bầu Hiển sẽ cứu bóng đá Việt?

Chọn HLV trưởng cho đội tuyển Việt Nam: Bài toán khó
> HLV nội mất niềm tin vào VFF

Bầu Hiển chắc chắn là người có ảnh hưởng nhất đối với bóng đá Việt Nam hiện tại, từ V-League đến ĐTQG. Vậy nên chăng giao hẳn luôn cả nền bóng đá Việt cho bầu Hiển quan lý, cụ thể hơn là chiếc ghế Chủ tịch VFF?

Bầu Hiển có cứu được bóng đá Việt ?
Bầu Hiển có cứu được bóng đá Việt ?.
 

Theo số liệu mới nhất của Vnexpress, tổng tài sản của bầu Hiển trên thị trường chứng khoán rơi vào khoảng 500 tỷ; nhưng người ta bảo rằng gia tài của ông phải cao hơn thế rất nhiều, như thế mới nuôi được nhiều đội bóng.

Chỉ vài tháng trước, bầu Hiển còn nắm đến 4 đội bóng. Ở V-League có SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T. Cấp bóng đá trẻ thì có đội bóng trẻ SHB Đà Nẵng và CLB Hà Nội, chơi ở giải hạng Nhất.

Ở cấp đội tuyển, bầu Hiển "cấp" HLV Phan Thanh Hùng cho đội tuyển Việt Nam. Sau khi ông Hùng từ chức, bầu Hiển có thể cung cấp tiếp HLV tạm quyền cho ĐTVN. Ông Lê Huỳnh Đức của SHB Đà Nẵng hiện là ứng viên nặng ký. Sau thành công với đội U22, HLV Hoàng Văn Phúc cũng được cân nhắc, nhưng ông phải chờ ý kiến của bầu Hiển vì đang dẫn dắt CLB Hà Nội. Trong danh sách ĐTVN dự AFF Cup 2012 vừa qua, số cầu thủ ăn lương của bầu Hiển nhiều nhất.

Tóm lại, cứ nhắc đến bóng đá Việt Nam, nhìn đâu cũng thấy bầu Hiển. Người ta bảo rằng, bầu Hiển cầm nhiều đội như thế là "bất công", dễ dẫn đến tình trạng dàn xếp, bắt tay, như cái cách mà SHB Đà Nẵng lên ngôi vô địch V-League mùa trước nhờ sự "giúp đỡ" của Hà Nội T&T. Nhưng cần phải thừa nhận, bầu Hiển đã làm đội nào thì đội đó chỉ có tốt. Nhiều năm liền, SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T luôn có mặt ở tốp 3. CLB Hà Nội thì thống trị giải hạng Nhất.

Nếu đã cầm 3, 4 đội thành công thì nên chăng bầu Hiển đứng ra tổ chức luôn cả giải đấu? Nếu đã cung cấp hàng loạt cầu thủ và HLV cho các đội tuyển thì nên chăng bầu Hiển quản lý luôn các đội tuyển ấy? Thay vì bị dư luận nghi ngờ, nói ra nói vào về cách làm bóng đá của mình, nên chăng bầu Hiển chuyển sang cách làm danh chính, ngôn thuận?

Cụ thể hơn, chiếc ghế Chủ tịch VFF có nên trao luôn cho bầu Hiển. Khi đó, bóng đá Việt Nam là của bầu Hiển tất.

Nếu ngồi vào chiếc ghế đó, bầu Hiển sẽ làm gì tiếp theo cho bóng đá Việt? Sau đây là một số dự đoán:

1. Thành lập CLB... đội tuyển Việt Nam và đội trẻ Việt Nam

Vấn đề lớn nhất của bất kỳ đội tuyển nào là cơ hội được cọ xát, thi đấu. Ý tưởng đưa đội U22 vào V-League cũng xuất phát từ nhu cầu này. Nhưng nếu đá theo tính chất giao hữu, phong trào thì không ăn thua. Phải có tính chiến đấu, cạnh tranh thì chất lượng đội bóng mới lên được.

Bầu Hiển có thể cụ thể hóa yêu cầu này bằng cách thành lập CLB gồm toàn tuyển thủ quốc gia, đá ở V-League hẳn hoi. Trước đây thì hơi khó, nhưng bây giờ thì quá đơn giản với bầu Hiển. Gộp những ngôi sao của SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T thì đã có số lượng tương đối rồi. Thiếu ai thì mua thêm. Với tình trạng cầu thủ Việt đang lo thất nghiệp vì cuộc tháo chạy của hàng loạt ông/bà bầu, chi phí chuyển nhượng và lót tay đang xuống thấp khủng khiếp (có tin đồn Thành Lương sắp gia nhập Hà Nội T&T). Bầu Hiển có thể thuyết phục một số cầu thủ ngoại giỏi nhập tịch, phòng trường hợp có chủ trương học theo Philippines và Singapore.

Tương tự với đội trẻ của Việt Nam. Thay vì chỉ thành lập U22, dùng 1 năm thì lập luôn đội U20 chẳng hạn, có thể tham dự 2 kỳ SEA Games. Trường hợp của đội trẻ có thể đá ở giải hạng Nhất, mà nếu đá V-League luôn cũng chẳng sao.

2. Ngăn chặn "cừu đen", gây dựng thương hiệu HLV nội ở đội tuyển

Dấu ấn lớn nhất của bầu Hiển là ông tin dùng HLV nội. Ai cũng thành công, gây dựng được tên tuổi, từ Hữu Thắng đến Huỳnh Đức và Thanh Hùng.

Người ta bảo rằng ông Hùng không thành công ở ĐT Việt Nam vì không được "lo toan" chu đáo ở khâu hậu trường như bầu Hiển đã làm ở CLB. Nhưng nếu bầu Hiển là sếp ở cấp đội tuyển thì có thể sẽ khác. Ít nhất, không có vấn nạn "cừu đen" ở đội tuyển. Với sự bảo đảm của bầu Hiển, làm gì có chuyện cầu thủ không nghe lời HLV, bật này bật nọ. Mọi chuyện sẽ càng thuận lợi nếu ý tưởng thành lập CLB đội tuyển thành hiện thực.

Nếu cầu thủ yên tâm và chịu đá hết sức, nghe lời chỉ đạo, HLV nội có thể thành công ở cấp đội tuyển.

3. Thưởng "tiền tươi thóc thật" cho tuyển thủ

Một trong những nguyên nhân khiến ĐTQG thất bại ở AFF Cup 2012 là VFF không hứa thưởng. Không chỉ riêng gì ĐT Việt Nam, bất kỳ đội tuyển nào cũng thế, cầu thủ khó mà đá hết sức khi không có thưởng.

Bầu Hiển thì quá nổi tiếng ở khoản thưởng nóng. Có khi, vừa đá thắng xong, rời khỏi sân, nhận luôn tiền. Mà tiền đô hẳn hoi ấy.

4. V-League thiếu đội thì thành lập đội mới

V-League 2013 suýt trở thành giải giao hữu, phong trào vì lý do thiếu đội. Bầu Hiển mà làm Chủ tịch VFF, cứ thiếu đội thì ông thành lập đội mới. Mà nói đâu xa, CLB Hà Nội không "thèm" lên V-League đấy thôi.

Dự đoán tất nhiên chỉ mang tính... dự đoán. Chữ "nếu" thì vô cùng. Nhưng giải pháp trao ghế Chủ tịch VFF cho bầu Hiển không hề là thảm họa.

Nếu VFF không quản lý được bầu Hiển thì tốt nhất để bầu Hiển quản lý VFF.

Dù sao, bóng đá Việt đã tệ lắm. Nếu bầu Hiển làm Chủ tịch VFF thì cũng không thể tệ hơn nữa đâu!

Tất nhiên, đề xuất này phải chờ ý kiến của bầu Hiển. Như chuyện chọn HLV cho ĐTQG.

Theo Lê Đồ
Thể Thao Văn Hóa

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bất ngờ về người vừa ngồi ghế Chủ tịch VNG
Bất ngờ về người vừa ngồi ghế Chủ tịch VNG
TPO - Đầu năm 2023, ông Lê Hồng Minh đã rời chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG, người thay thế là ông Võ Sỹ Nhân. Đến nay, ông Nhân từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân và ông Minh quay lại ghế chủ tịch. Hiện vị trí tổng giám đốc của công ty này đang bỏ trống.