> Huy Hoàng: 'Tôi lái xe gây tai nạn do say rượu'
Molina (bìa trái), ngoại binh đột tử vì ma tuý trong thời gian thi đấu tại V.League. Ảnh: T.Vũ. |
Huy Hoàng được coi như là một biểu tượng của bóng đá xứ Nghệ. Anh được giới chuyên môn đánh giá là một trong những trung vệ xuất sắc của BĐVN vài thập niên đổ lại đây.
Huy Hoàng không phải là người thích rượu bia, không thích nhậu. Nhưng một ngày Huy Hoàng có thể đốt hết một bao thuốc lá. Cầu thủ chuyên nghiệp mà sao hút thuốc nhiều vậy.
Động trời hơn, theo tiết lộ của một cầu thủ SLNA, nhiều người biết chuyện Huy Hoàng “chơi” ma túy và đã từng bị CLB yêu cầu đi cai nghiện? Tuy nhiên, Huy Hoàng có bị tái nghiện hay không thì rất ít người biết.
Không biết Huy Hoàng có chịu một án phạt nào không sau vụ việc này, nhưng trước mắt Huy Hoàng đã có một bản án, một bi kịch lớn nhất mà anh dành cho chính mình, đấy là việc anh tự "đào hố chôn mình".
Chưa rõ Huy Hoàng có thực sự sử dụng ma tuý hay chất gây nghiện hay không, nhưng một bộ phận không nhỏ cầu thủ SLNA lâu nay đã nổi tiếng về việc sử dụng chất cấm.
Cách đây hơn chục năm, cầu thủ đầu tiên bị phát giác dính vào ma túy là tiền vệ Phan Thanh Tuấn. Là tiền vệ tổ chức hàng đầu của SLNA, nhưng rồi rốt cuộc tài năng của Thanh Tuấn đã sớm lụi tàn vì ma túy.
Năm 2004, cầu thủ trẻ Nguyễn Văn Ý bị đuổi khỏi đội bóng xứ Nghệ vì tội ăn cắp và liên quan đến việc nghiện hút. Năm 2007, đội trưởng Lưu Văn Hiền (U19 SLNA) bị phát hiện sử dụng ma túy ngay tại phòng riêng.
Năm 2008, tiền vệ 19 tuổi Hồng Việt (SLNA) bị công an TP Vinh bắt khi đang tàng trữ một tép heroin trong người.
Trước thềm V-League 2009, sau một lần đi kiểm tra đột xuất ở một bệnh viện tại Nghệ An, CLB SLNA đã phải gấp rút thanh lý hợp đồng với 2 ngoại binh Kankam và Gordon vì mẫu xét nghiệm nước tiểu của 2 ngoại binh này có phản ứng dương tính với ma túy.
Dư luận cho rằng, đó chỉ là bề nổi của một "tảng băng chìm" về thế giới phức tạp của một bộ phận cầu thủ SLNA. Không chỉ là SLNA mà các CLB khác vẫn có trường hợp sử dụng ma túy nhưng ít hơn. Bởi vậy, VFF đã có quan tâm đến vụ việc này.
Bắt đầu từ năm 2008, VFF đã từng đưa chương trình kiểm tra chất gây nghiện ở các cầu thủ vào thực hiện. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm qua, từ khi VFF quản lý các giải đấu cho đến giờ là chuyển giao công tác điều hành, tổ chức giải cho VPF, tiểu ban y học của VFF vẫn chưa phát hiện ra bất cứ trường hợp nào vi phạm.
Việc kiểm tra chất gây nghiện ở các cầu thủ cũng được đưa vào điều lệ giải nhưng không phải lúc nào các cầu thủ, CLB cũng sẵn sàng hợp tác, phối hợp với BTC giải để làm việc.
Nhưng nay, khi quyền tổ chức giải đấu được VFF chuyển giao cho VPF thì vấn đề này hình như đang bị lãng quên.