Do được đầu tư mạnh nên hai CLB này đã gặt hái được nhiều thành công: SHB Đà Nẵng vô địch V-League năm 2009 và Hà Nội T&T vô địch năm 2010. Hiện tại, ông Hiển đang nắm giữ hơn 6% cổ phần của Ngân hàng SHB, trị giá khoảng hơn 200 tỷ đồng.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Bầu Hiển nói "Tôi không thích nói nhiều mà muốn khẳng định bằng việc làm”. Nếu để tự nói về mình, ông chỉ gói gọn một câu rằng đơn giản rằng: "Tôi là người may mắn và thành công đạt được có sự trợ giúp tới 70% của ông Trời. Vì lẽ này mà tôi không cho phép mình dừng lại. Bởi nếu dừng lại tức là tôi đã phụ công trời đất, phụ công những gì cuộc đời dành cho tôi".
Gây dựng sự nghiệp với T&T
Theo bản cáo bạch của Ngân hàng SHB, từ năm 1984-1987, bầu Hiển công tác tại xí nghiệp sửa chữa máy thu hình – Đài phát thanh Hà Nội. Sau đó, công tác tại Công ty điện tử Hà Nội (Hanel) trong giai đoạn từ 1978-1988.
Năm 1993, bầu Hiển bắt đầu lập nghiệp với việc lập công ty TNHH T&T sau 5 năm làm việc với vai trò là kỹ sư vật lý của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Hoạt động chính của T&T lúc đó là kinh doanh và sản xuất các sản phẩm điện tử, điện máy của các hãng như: Panasonic, Nation, …
Đến năm 1999-2000, ông thành lập Công ty TNHH T&T Hưng Yên, đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất các sản phẩm linh kiện, động cơ xe máy với quy mô lớn nhất Việt Nam. Năm 2007 đánh dấu sự tham gia của T&T vào lĩnh vực tài chính với việc tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Tiền thân của SHB là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ.
Các công ty con và công ty liên kết của T&T Group |
Bản thân ông Hiển cũng góp vốn và trở thành Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn của ngân hàng này. Sau đó, T&T tiếp tục tham gia góp vốn vào Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC). Cũng trong năm 2007, T&T thành lập liên doanh T&T Baoercheng với tổng vốn đầu tư 6,15 triệu USD, xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm ngành nhựa công nghiệp và dân dụng và thành lập CTCP Đầu tư Khai thác & Chế biến Khoáng sản T&T Hà Giang.
Các thông tin về hoạt động kinh doanh của T&T hầu như không được công bố. Trong khi đó, SHB và SHS là những công ty niêm yết nên thông tin khá đầy đủ.
Bầu Hiển và Bóng đá
Năm 2006, bầu Hiển thành lập CLB Bóng đá T&T Hà Nội, tiền thân của CLB Hà Nội T&T sau này.
- Lĩnh vực tài chính: các khoản đầu tư vào SHB, SHS, SHF và Bảo hiểm SHB-Vinacomin. - Lĩnh vực công nghiệp: Sản xuất kinh doanh xe máy và phụ tùng; sản xuất nhựa; khai thác khoáng sản… - Lĩnh vực thể thao: CTCP Thể thao T&T tham gia vào 2 lĩnh vực là bóng đá và bóng bàn. |
Trong vòng 3 năm sau khi thành lập, đội bóng này đã thăng liên tiếp ba hạng, từ hạng ba lên hạng chuyên nghiệp, để giành quyền thi đấu ở V-League 2009.
Tại V-League 2010, Hà Nội T&T đã lên ngôi vô địch và đứng thứ 2 ở V-League 2011 sau khi hòa Sông Lam Nghệ An trong trận đấu cuối cùng.
Tên tuổi bầu Hiển gắn với cả 2 đội bóng SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T. Tuy nhiên, bầu Hiển chỉ giữ chức chủ tịch của SHB Đà Nẵng còn chủ tịch của Hà Nội T&T là ông Nguyễn Quốc Hội - một thành viên ban lãnh đạo công ty T&T.
Theo quy chế của VFF, mỗi ông bầu chỉ có 1 đội bóng tại một giải đấu. Tại một buổi giao lưu trực tuyến, bầu Hiển đã có đề cập tới vấn đề này: “Về pháp lý, CLB HN.T&T thuộc Công ty cổ phần thể thao T&T, SHB.ĐN thuộc Công ty cổ phần thể thao SHB. Đà Nẵng. SHB tài trợ cho Công ty cổ phần thể thao SHB Đà Nẵng và T&T tài trợ cho Công ty cổ phần thể thao T&T. SHB và T&T là 2 công ty hoạt động độc lập theo luật doanh nghiệp.Về việc này, VFF đã thanh tra hằng năm và khẳng định đó không phải là tình trạng một ông chủ - 2 đội bóng. Tôi chỉ là CĐV yêu mến cả 2 CLB ấy thôi”.
Trong năm 2011, Tập đoàn T&T đã nhận chuyển nhượng và trở thành chủ sở hữu của CLB Viettel và đổi tên thành CLB Hà Nội. Hiện nay CLB Hà Nội thuộc cơ cấu do Công ty CP Thể Thao T&T quản lý, thi đấu tại giải hạng nhất Quốc gia.
Theo Thể Thao Việt Nam