Bản quyền Euro 2012: VTV quyết mua 1 mình?

Bản quyền Euro 2012: VTV quyết mua 1 mình?
Được cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực truyền hình ủng hộ nhưng Hội Cổ động viên không dễ trở thành đại diện của Việt Nam để mua bản quyền truyền hình VCK Euro 2012 bởi “thiếu tư cách pháp nhân”.

Bản quyền Euro 2012: VTV quyết mua 1 mình?

>> Khán giả Việt Nam không được xem Euro 2012?

Được cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực truyền hình ủng hộ nhưng Hội Cổ động viên không dễ trở thành đại diện của Việt Nam để mua bản quyền truyền hình VCK Euro 2012 bởi “thiếu tư cách pháp nhân”.

Ông Vũ Quang Huy, Phó Giám đốc VTC, khẳng định VTC bỏ thầu giá thấp hơn nhiều so với giá mà S5 đưa ra. Ảnh: Mạnh Duy
Ông Vũ Quang Huy, Phó Giám đốc VTC, khẳng định VTC bỏ thầu giá thấp hơn nhiều so với giá mà S5 đưa ra. Ảnh: Mạnh Duy.


Ý tưởng đứng ra mua bản quyền hoặc chí ít là chắp nối các đơn vị muốn có bản quyền truyền hình Vòng Chung kết (VCK) Euro 2012 lại với nhau của Hội Cổ động viên (CĐV) Việt Nam được Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) hoan nghênh. Nhưng động thái này của hội dường như đã khiến Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) không cảm thấy thoải mái.

Singapore chỉ mua với giá 1,2 triệu SGD

Ngay từ khi nghe tin Sport Five (S5) muốn bán bản quyền truyền hình VCK Euro 2012 cho các đài truyền hình Việt Nam với giá 5 triệu USD, Hội CĐV đã cảm thấy đây là một mức giá “không tưởng và quá vô lý”. Ông Trần Song Hải, phó chủ tịch hội, cho biết: “Theo tìm hiểu của tôi, mức giá mà S5 bán cho Singapore chỉ là 1,2 triệu SGD. Điều kiện kinh tế của đất nước ta khó khăn hơn, dân ta nghèo hơn, tại sao chúng ta phải mua với mức giá đắt gấp 4-5 lần như vậy?”.

Cũng theo ông Hải, nếu các đài truyền hình của Việt Nam đấu thầu theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, chắc chắn mức giá sẽ không thấp hơn giá S5 chào hàng. Đây chính là lý do khiến Hội CĐV Việt Nam muốn vào cuộc nhằm tiết kiệm chi phí cho Nhà nước lẫn người xem truyền hình.

Đại diện Hội CĐV đã tìm được đầu mối nhận hồ sơ đấu thầu của S5 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặt trụ sở ở Malaysia. Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình, cho rằng: “Nếu chúng ta thống nhất được với nhau và chỉ gửi một hồ sơ thầu, giá chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều”.

Một mình một chợ?

Cũng theo ông Lưu Vũ Hải, Cục Phát thanh - Truyền hình hiện tại cũng không có quyền trao cho Hội CĐV tư cách pháp nhân bởi Bộ Thông tin - Truyền thông đã giao cho VTV chủ trì những vấn đề liên quan đến bản quyền truyền hình các giải đấu quốc tế, sau vụ việc liên quan đến bản quyền truyền hình Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2010-2013. “Họ chỉ có thể có đủ tư cách nếu thuyết phục được VTV đồng ý tham gia trong một liên minh để đi đấu thầu và mặc cả với S5”- ông Hải nhận định.

Đây chính là lý do VTV gần như không cần tham khảo ý kiến của các đài khác, thậm chí là cơ quan quản lý Nhà nước, trong việc đấu thầu bản quyền VCK Euro 2012. Trước ý tưởng của Hội CĐV, mới chỉ có VTC liên hệ để bàn cách hợp tác, còn VTV vẫn dửng dưng và đi theo con đường riêng của họ. Bà Đỗ Thị Lan Hương, quyền Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình VTV, cho biết: “Nếu Hội CĐV có ý tưởng gì, họ có thể liên hệ với chúng tôi”.

Đại diện của VTV cũng thừa nhận mức giá mà S5 đưa ra quá cao nhưng đài này vẫn sẽ “quyết mua trong khả năng có thể”. VTC cũng nộp hồ sơ nhưng hy vọng mua được bản quyền mong manh bởi bỏ giá thấp hơn mức 5 triệu USD rất nhiều.

Theo một số nguồn tin, VTV có thể vẫn chưa mặn mà với ý tưởng của Hội CĐV còn là vì chuyện hội từng đứng ra thu thập chữ ký phản đối K+, đài truyền hình do VTV góp vốn với Canal Plus, đã mua độc quyền Giải Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật và Giải Ý, Tây Ban Nha.

Nhưng chuyện bản quyền truyền hình các giải đấu lớn như VCK Euro hay World Cup không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế hay mối quan hệ. Quyền lợi của người hâm mộ chỉ bảo đảm khi họ được xem giải đấu với mức giá rẻ nhất, bởi xét cho cùng, phí mua bản quyền cũng là tiền đóng thuế của dân.

Theo Phạm Ngọc
Người Lao Động

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG