Vì sao bệnh khớp lại hay đau tăng lên vào mùa đông?

Vào giai đoạn chuyển mùa và mùa đông giá lạnh, những người mắc bệnh khớp cảm nhận rõ rệt hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động
Vào giai đoạn chuyển mùa và mùa đông giá lạnh, những người mắc bệnh khớp cảm nhận rõ rệt hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động
TP - Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là bước sang những ngày mùa đông giá lạnh, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ rệt hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở những khớp bị tổn thương. Lý do tại sao lại như vậy và làm thế nào để hạn chế được những cơn đau hoành hành trong những ngày đông tới là vấn đề quan tâm của hầu hết người bệnh.

> Nhà thuốc Tâm Bình - 22 Ông Ích Khiêm
> Khỏi bệnh thoái khớp ở tuổi 85

Ảnh hưởng của thời tiết đối với bệnh xương khớp

Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính sự thay đổi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh như phong - hàn - thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc - cơ - khớp, làm cho khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở mà dẫn đến bệnh, trong đó hàn (hay lạnh) đóng một yếu tố quan trọng nên khi thời tiết lạnh và ẩm làm người bệnh đau tăng lên.

Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.

Để khớp bớt đau

Ngoài các biện pháp bảo vệ sức khỏe chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình, các bệnh nhân mắc các bệnh khớp cần lưu ý là khi trời lạnh, nhất là kèm theo mưa phùn thì phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.

Có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ…

Người bệnh cũng nên phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bóp để khớp được vận động linh hoạt. Đi bộ, tập các bài tập giúp cải thiện vận động và giảm cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng sớm có tác dụng rất lớn trong việc giảm các cơn đau khớp.

Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể, uống các loại thuốc bổ sung sức khỏe và luyện tập, người bệnh cũng nên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị, hạn chế các cơn đau khớp như Viên Khớp Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình.

Viên Khớp Tâm Bình gồm 10 vị thuốc: Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Thương truật, Độc hoạt, Cao quy bản, Mã tiền chế, Ba kích, Tục đoạn, Cẩu tích. Trong đó Độc hoạt, Mã tiền chế, Thương truật có tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh lạc.

Đỗ trọng, Ba kích, Tục đoạn, Cẩu tích có tác dụng bồi bổ can thận, mạnh gân cường cốt, thông huyết mạch, trừ phong thấp. Riêng Tục đoạn còn có tác dụng nối liền gân cốt. Đương quy bổ huyết, bổ can thận, giảm ứ trệ. Cao quy bản bổ sung canxi tự nhiên, tác dụng dưỡng huyết, bổ thận, điều hòa các vị thuốc.

Ngưu tất giúp bổ can thận, mạnh gân cốt, dẫn thuốc vào thận. Các vị thuốc này phối hợp với nhau tạo nên tác dụng bổ can thận mạnh mẽ, giảm đau nhức xương khớp như: đau vai gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp, giảm cảm giác tê bì chân tay, mạnh gân cốt, tăng cường miễn dịch, đem lại sự dẻo dai và linh hoạt cho người bệnh.

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang rất tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG