> Cảnh giác H7N9 lây qua biên giới
> Bốn người nhiễm H7N9 ở Trung Quốc
“Vì tính biến dị, biến chủng của virus cúm ở gia cầm nói riêng và ở người nói chung. Do đó chúng ta phải giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng không rõ nguyên nhân hoặc những chùm ca bệnh viêm phổi nặng để cơ quan chức năng phát hiện sớm những ca bệnh”, ông Hiển nói.
TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay, ngành y tế hiện nay vẫn chưa có vaccine và thuốc đặc trị virus này.
Từ trước đến nay, H7N9 chưa từng xuất hiện ở người bao giờ và các nhóm virus cúm A/H7 thường gây bệnh nhẹ chứ không gây tử vong như các trường hợp tại Trung Quốc.
Năm 2012, kết quả giám sát cúm ở Việt Nam cho thấy, virus cúm lưu hành chủ yếu là cúm A/H3N2 và cúm B. Thời gian gần đây có thay đổi một chút khi cùng một lúc cúm B và cúm A/H1N1 gây đại dịch và cúm thường hiện diện.
Nguy cơ bùng phát cúm A/H7N9 thành dịch rất lớn. Bộ Y tế lo ngại về nguy cơ chủng virus cúm A/H7N9 có thể biến đổi dễ kết hợp với các chủng virus khác thành chủng mới. TS Nguyễn Văn Bình |
Chiều 4/4, Đoàn công tác thuộc Ban Chỉ đạo Phòng chống Bệnh dịch Nguy hiểm & Mới nổi của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại sân bay Nội Bài. Chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi bàn về công tác phòng chống cúm A/H7N9 và các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay với xà phòng, không nên sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Trung Quốc: Thêm số ca mắc và tử vong
Thêm ba ca nhiễm H7N9 lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Triết Giang, trong đó có một ca tử vong, nâng tổng số trường hợp mắc trên toàn Trung Quốc lên 10 người và số tử vong là ba. Đáng chú ý, tất cả các ca còn lại đều vẫn trong tình trạng nguy kịch và chưa thấy trường hợp nào phục hồi.
Ba ca mới nhất gồm một đầu bếp họ Hồng, 38 tuổi chết hôm 27/3. Người đàn ông này làm ở tỉnh Giang Tô, nơi có bốn người nhiễm H7N9 đang trong tình trạng nguy kịch, bị ốm từ mùng 7/3.
Bệnh nhân trở về quê ở tỉnh Triết Giang và nhập viện ngày 18/3. Bệnh nhân khác là một đàn ông về hưu họ Vương ở Hàng Châu nhập viện hôm 28/3, với triệu chứng ho và sốt. Bệnh nhân được xác định nhiễm H7N9.
Cả hai người không thấy có tiếp xúc với nhau. Bệnh nhân mới nhất được công bố hôm thứ năm là một đàn ông 64 tuổi ở Hồ Châu, ốm hôm 29/3 và nhập viện ngày 31/3.
Tất cả các ca đều mắc từ giữa tháng ba chưa có ca nào có dấu hiệu phục hồi. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục khẳng định không có dấu hiệu cho thấy virus H7N9 lây lên người từ động vật.
Tin tưởng theo hướng này, Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình & Y tế cho biết, vaccine phòng chống H7N9 có thể được điều chế trong vòng 6-8 tháng.
Trong khi đó, nhiều phòng thí nghiệm ngoài Trung Quốc ngày càng lo ngại vật chủ của virus này có thể không phải là gà. Theo Tân Hoa Xã, các chợ và nhà hàng bán gia cầm ở tỉnh Giang Tô vẫn hoạt động bình thường. Tại Nam Kinh, thủ phủ của Giang Tô – nơi có số ca mắc H7N9 nhiều nhất, vẫn thấy nhiều người xếp hàng mua món khoái khẩu vịt hun khói.
Bên cạnh đó, trang mạng shanghaiist.com đưa tin về một ca tử vong nữa. Bệnh nhân này qua đời ngày 3/4 là nam giới họ Chương 50 tuổi ở tỉnh Hồ Nam sau khi bị viêm phổi cấp ngày 26/3.
Báo mạng này trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết tiếp, có nguồn tin nói bệnh nhân mắc H7N9 nhưng cũng có nguồn xác định bệnh nhân nhiễm virus cúm lợn H1N1.
Chủng virus này được phát hiện năm ngoái và có khả năng lây từ người qua người. Nếu vậy, số ca tử vong do cúm H7N9 có thể là bốn chứ không phải là ba.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân: Xử nghiêm kinh doanh gia cầm lậu, chặn cúm A/H7N9 Ngày 4/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký công điện yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Theo đó, để ngăn chặn gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, sự xâm nhiễm virus cúm gia cầm, đặc biệt là chủng virus cúm A/H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không bảo đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường; thực hiện nghiêm việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc. |