Chữa rối loạn cương: Bắt đầu từ sự cởi mở

Chữa rối loạn cương: Bắt đầu từ sự cởi mở
Rối loạn cương (RLC) là bệnh phổ biến của nam giới hiện nay. Nhiều người có thể e ngại khi nói chuyện với bác sĩ về vấn đề tình dục nhưng việc điều trị RLC là cần thiết và nên được khuyến khích.

Chữa rối loạn cương: Bắt đầu từ sự cởi mở

Dạy con trai về sức khỏe tình dục như thế nào?

> Làm gì khi bị sẩy thai liên tục?

Rối loạn cương (RLC) là bệnh phổ biến của nam giới hiện nay. Nhiều người có thể e ngại khi nói chuyện với bác sĩ về vấn đề tình dục nhưng việc điều trị RLC là cần thiết và nên được khuyến khích.

Chữa rối loạn cương: Bắt đầu từ sự cởi mở ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet
 

Không chỉ do tâm lý

RLC (còn được gọi là rối loạn sinh dục hoặc suy nhược sinh dục) là tình trạng không có khả năng thực hiện hoặc duy trì dương vật cương đủ để thỏa mãn hoạt động tình dục. Trên thế giới, có khoảng 13-28% nam giới từ 40-80 tuổi bị rối loạn cương (RLC). Riêng ở VN, độ tuổi mắc RLC chủ yếu từ 31-49 tuổi. Ước tính có khoảng 300 triệu nam giới trên thế giới bị RLC vào năm 2025.

Thông tin trên được Thạc sĩ - Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Phó trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Bình dân (TP.HCM), cho biết trong Hội nghị về điều trị chứng RLC ở nam giới, vừa diễn ra vào ngày 24.10.

Theo nghiên cứu về “Tình dục lý tưởng” được tiến hành tại 10 nước Châu Á với gần 3.300 người (bao gồm cả nam giới và phụ nữ từ 31-74 tuổi), do nhóm nghiên cứu của bác sĩ Rosie King, ĐH New South Wales (Úc) tiến hành, được công bố trong hội nghị: Những nam giới có quan hệ tình dục lý tưởng thì khỏe mạnh hơn, tự tin và ít bệnh mạn tính hơn. Những nam giới gặp vấn đề về RLC có tỉ lệ cao hơn về các bệnh tiểu đường, bệnh gan, béo phì, huyết áp và đột quỵ.

Phó giáo sư George Lee, chuyên gia tư vấn, bác sĩ phẫu thuật tiết niệm, ĐH Monash (Úc), nhận định: “Đàn ông thường coi RLC là vấn đề tâm lý hoặc một hệ quả tự nhiên của tuổi già. Tuy nhiên, RLC cũng là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề liên quan đến sức khỏe và nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày”.

Trong đó, ông dẫn ra các nghiên cứu y học ghi nhận nguyên nhân tâm lý dẫn đến RLC chỉ chiếm dưới 1/5 trong tổng số trường hợp gặp vấn đề này. Trong khi có hơn một nửa bệnh nhân RLC là do mạch máu dương vật bị hư hại; khoảng 1/4 trường hợp là hệ quả của bệnh dây thần kinh, bệnh về nội tiết tố,…

Ngoài ra, còn có một số “xúc tác” khác dẫn đến RLC như: bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu, thuốc lá, rượu và thuốc,…

Cởi mở để chữa trị

Thống kê của Bệnh viện Bình dân (TP.HCM) cho thấy, Khoa Nam học trực tiếp khám và tư vấn cho khoảng hơn 200 lượt bệnh nhân mỗi ngày.

Tuy nhiên, có khoảng 50% số lượng bệnh nhân đến khám đã từng tự ý dùng qua thuốc chữa RLC trước đó. Chỉ khi không thấy hiệu quả họ mới tìm đến bác sĩ.

“Đã có trường hợp bệnh nhân đang bị bệnh tim nhưng tự ý mua thuốc RLC sử dụng. Ngay sau đó, bệnh nhân này có triệu chứng tụt huyết áp, suýt tử vong nhưng được cứu sống kịp thời”, bác sĩ Dũng dẫn chứng.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo thêm: Những người đang uống thuốc giãn mạch vành nitrat hoặc thuốc ức chế alpha điều trị bướu tiền liệt tuyến, thuốc điều trị cao huyết áp nếu tự ý sử dụng thuốc RLC không theo toa của bác sĩ rất dễ bị tử vong.

Theo bác sĩ Roise King, sẵn sàng trao đổi cởi mở về các vấn đề liên quan đến tình dục với bác sĩ chuyên khoa là chìa khóa điều trị thành công chứng RLC tại châu Á.

Mặt khác, ông dẫn ra nghiên cứu, cứ 2/3 nam giới gặp vấn đề về RLC cho rằng việc cải thiện tình dục rất quan trọng.

Vì vậy, “mặc dù, nhiều người có thể e ngại khi nói chuyện với bác sĩ về vấn đề tình dục nhưng việc điều trị RLC là điều rất cần thiết và phải được khuyến khích”, bác sĩ King nói.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc giúp đỡ “đối tác” của mình “mở khóa cửa” tâm lý và tìm kiếm sự trợ giúp y tế để điều trị RLC.

Theo Nguyên Mi
Báo Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG