Bài thuốc chữa khàn giọng

Bài thuốc chữa khàn giọng
Tiết trời thay đổi, nhiều người hay bị khàn giọng, mất tiếng. Một số bài thuốc dân gian dùng chữa khàn giọng, nhưng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.

Bài thuốc chữa khàn giọng

Cá thủ bổ khí, ích tinh
> Thực phẩm chữa bệnh

Tiết trời thay đổi, nhiều người hay bị khàn giọng, mất tiếng. Một số bài thuốc dân gian dùng chữa khàn giọng, nhưng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.

Giá luộc lấy nước uống chữa khàn giọng
Giá luộc lấy nước uống chữa khàn giọng.
 

Nguyên nhân

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhiều người đột nhiên bị khàn giọng, mất tiếng, mà trước đó không có dấu hiệu bệnh lý nào báo trước.

Y học hiện đại thì cho rằng, nguyên nhân khàn giọng, mất tiếng là do siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với tác nhân này còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, đột ngột, như người làm việc nhiều giờ liền trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng thì dễ tắt tiếng. Còn đông y quan niệm, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế, và thường xảy ra đột ngột. Đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh ra bệnh.

Bài thuốc dân gian

Kỷ tử
Kỷ tử.
Cam thảo chích mật
Cam thảo chích mật .
 

Lương y Vũ Quốc Trung khuyên, khi đã bị khàn giọng thì cố gắng hạn chế việc nói chuyện, đồng thời thực hiện một trong số những biện pháp sau: súc miệng nhiều lần (có thể mỗi giờ) với nước trà pha đậm có gia vào một ít muối ăn (vừa phải, không quá mặn).

Hoặc có thể dùng nước ấm có pha một tí mật ong để uống. Có thể pha hai muỗng cà phê mật ong trong 250 ml sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng hành củ cắt lát, đem ngâm vài giờ trong nước ấm rồi dùng nước này để súc họng. Hay dùng cùi của quả kha tử đem trộn với muối ngậm trong miệng 15 phút rồi nhổ đi, ngày làm 3-4 lần như vậy. Dùng giá luộc lấy nước uống cũng rất hay.

Ngoài ra, đông y cũng có một số phương thuốc dùng chữa tình trạng khàn giọng, tắt tiếng, tùy theo thể bệnh mà vận dụng. Chẳng hạn, nếu khàn giọng do phong nhiệt - người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau..., thì dùng phương thuốc gồm: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi loại 10g), thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (cùng 6g), nam hoàng bá 12g.

Nếu khàn giọng do đàm nhiệt uất kết, thì dùng phương thuốc gồm: xạ can, mã đâu linh (cùng 6g), hạt bí đao, qua lâu bì, sa sâm, tỳ bà diệp, ngưu bàng tử (cùng 9g), thuyền thoái, cam thảo, xuyên bối mẫu (cùng 3g).

Nếu khàn giọng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, thì dùng bài thuốc gồm: sa sâm 12g, huyền sâm, bạch quả, câu kỷ tử, mạch môn đông, bạc hà, đan bì, cam thảo (cùng 10g), núc nác 6g.

Nếu bị khàn giọng, chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (cùng 16g), sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (cùng 10g), cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (cùng 6g), trần bì 8g.

Trường hợp khàn tiếng do phế hư thì dùng phương thuốc gồm: nhân sâm, bạch linh, đương quy, sinh địa (cùng 12g), thiên môn đông, mạch môn đông, kha tử, ô mai, a giao, mật ong (cùng 10g), ngưu nhũ 16g, lê tươi 1 quả.

Các bài thuốc trên sắc (nấu) uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Cách sắc: Nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Theo Khánh Vy
Báo Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG