Mục đích chung của NATO là lật đổ chế độ Gadhafi

Mục đích chung của NATO là lật đổ chế độ Gadhafi
TP - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 14-4 ở Đức, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, các nước thành viên nhấn mạnh mục tiêu chung của tổ chức này là lật đổ chế độ Moammar Gadhafi ở Libya.

Ngoại trưởng Mỹ:

Mục đích chung của NATO là lật đổ chế độ Gadhafi

Bà Clinton còn kêu gọi thế giới tăng cường giúp đỡ lực lượng đối lập ở Libya.

Tại hội nghị, 28 thành viên NATO nhất trí lật đổ nhà lãnh đạo Libya nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về cách thức tiến hành. Ý cho rằng, các nước phương Tây cần cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Libya.

Theo Pháp, NATO chưa làm đủ mức cần thiết đối với Libya; cần có những hành động nhanh chóng, hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết, Berlin đồng ý với Paris và các thành viên khác của NATO rằng Libya chỉ có một tương lai tốt đẹp nếu ông Gadhafi ra đi. Mỹ kêu gọi các thành viên NATO đoàn kết.

“Trong lúc sứ mạng của chúng ta vẫn còn tiếp tục, việc duy trì quyết tâm và sự đoàn kết của chúng ta ngày càng quan trọng. Gadhafi là sự thử thách quyết tâm của chúng ta”, bà Clinton nói.

Đứng đầu chương trình nghị sự của hội nghị là thực hiện vùng cấm bay ở Libya như thế nào sau khi các máy bay của liên quân quốc tế do NATO là nòng cốt không khích Libya suốt 3 tuần vẫn chưa loại trừ được quân đội của ông Gadhafi.

Trong khi các ngoại trưởng NATO bàn cách lật đổ Đại tá Gadhafi, tại Libya, phe nổi dậy nói rằng, quân đội chính phủ pháo kích cấp tập vào các đơn vị và căn cứ của lực lượng nổi dậy ở thành phố cảng Misrata. Dù Mỹ đang tuyên bố rút máy bay chiến đấu khỏi lực lượng không kích Libya nhưng ngày 14-4, các máy bay Mỹ tiếp tục dội bom xuống các cơ sở của quân đội chính phủ.

Đ.P
Theo AP, Reuters

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.