Hàng nghìn người đã tập trung về dự lễ hội lớn nhất trong năm và mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Campuchia (diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22 - 11). Và đến ngày cuối cùng, 22 – 11, thảm họa kinh hoàng xảy ra.
Tại hiện trường, người chết và bị thương nằm la liệt, không khí tang tóc bao trùm. Những chiếc xe cứu thương được huy động tối đa để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Thống kê ban đầu cho thấy, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân thảm họa kinh hoàng này.
Chưa có dấu hiệu khủng bố
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Campuchia - Hunsen cho biết, chưa có dấu hiệu chứng tỏ thảm họa này do khủng bố gây ra.
Thủ tướng Hunsen chia sẻ, đây là ngày đáng buồn nhất của nhân dân Campuchia, và là thảm họa lớn nhất sau thời kỳ diệt chủng Pol Pot. Các cơ quan đã cố gắng hết sức để cứu chữa các nạn nhân, nhưng số người chết đã tăng nhanh tới kinh hoàng – ông Hunsen cho hay.
Bản thân tôi xin chia buồn với người dân – Thủ tướng Hunsen nói. Campuchia sẽ lấy ngày 25 – 11 là quốc tang.
Phát biển trên truyền hình, một nhân viên an ninh cho hay, nguyên nhân thảm họa có thể do người dân xô đẩy nhau. Vì cây cầu đi ra đảo Kim Cương này chỉ cho đi qua, chứ không cho đứng lại hoặc đong đưa – nhân viên này phân tích.
Ước tính ban đầu, có 4 triệu người đã tham gia lễ hội nước.
Hình ảnh toàn cảnh thảm họa kinh hoàng ở Campuchia:
Hàng nghìn người chen lấn xô đẩy, giẫm đạp lên nhau mong thoát ra khỏi đám đông. |
Theo thống kê ban đầu có ít nhất 375 người chết, hàng trăm người bị thương. |
Phải rất nỗ lực, cơ quan chức năng mới đưa được những nạn nhân đầu tiên ra ngoài. |
Khuôn mặt đau khổ, thẫn thờ của những người vừa thoát khỏi đám đông, với người thân bị tử nạn trên tay. |
Không khí tang tóc bao trùm khi xác các nạn nhân được tập trung lại. |
Những người bị thương ngay lập tức được đưa đi cấp cứu. |
Những người còn sống sau thảm họa vẫn không hết bàng hoàng. |
Khung cảnh tan hoang và tang tóc của thảm họa. |
Trường Phong - Hoàng Tuân
Tổng hợp