Lên đồng: Khoa học và bịp bợm

Cầu hồn nhập xác ở phương Tây Ảnh: Carolina Dean
Cầu hồn nhập xác ở phương Tây Ảnh: Carolina Dean
TP - Mặc áo đính đầy vỏ sò, chuông đồng, bà cốt lắc lư hàng tiếng đồng hồ, miệng lảm nhảm những lời khó hiểu. Chân trần bước trên than hồng, dùng dao sắc rạch vào lưỡi, nhổ ra bụm máu tươi, nhúng tay vào dầu sôi, nhưng mặt ông đồng vẫn không đổi sắc. Ông bật nắp quan tài, dựng xác chết dậy, kêu một tiếng, thây ma loạng choạng bước đi…

>> Hầu bóng, một phức thể văn hóa

Cầu hồn nhập xác ở phương Tây Ảnh: Carolina Dean
Cầu hồn nhập xác ở phương Tây. Ảnh: Carolina Dean.

Từ xưa đến nay, những hoạt động như vậy diễn ra khắp nơi trên thế giới, thậm chí việc gọi hồn từng được tiến hành tại Nhà Trắng. Dù xảy ra ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu hay châu Đại dương, việc lên đồng có nhiều điểm chung về nghi lễ, đạo cụ và mục đích: giao tiếp với thần linh hoặc người chết, bói toán, chữa bệnh hay giải trí.

Hành lễ trong bóng tối

Theo giáo sư Phùng Nhĩ Khang công tác tại Trường Đại học Nam Khai (Trung Quốc), nhảy múa cầu thần để chữa bệnh, đoán tương lai là hình thức lên đồng cầu thần nhập xác đầu tiên của những người theo tôn giáo nguyên thủy có tên là Shaman có từ thời kỳ đồ đá mới.

Năm 2008, các nhà nghiên cứu phát hiện ở Israel khu di chỉ 12.000 năm tuổi chứa hài cốt một bà già ở tư thế lên đồng cùng 50 bộ mai rùa, một bàn chân người, các bộ phận của bò, đại bàng, lợn rừng, báo, chồn… Đây được coi là shaman (bà cốt) đầu tiên mà con người biết tới.

Nhiều dân tộc ở phía bắc Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Phi, châu Mỹ theo tôn giáo này, cho rằng người sống và người chết cũng như các vị thần linh có thể giao tiếp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

Hai nhà nghiên cứu văn hóa của Trung Quốc là Diêu Chu Huy và Dương Huệ Trạch đã khảo sát thực tế và ghi lại nhiều hoạt động lên đồng kì bí ở tỉnh Vân Nam. Tại thị trấn Châu Lâm, trên mảnh đất chưa đầy 10m2, trong lúc tranh tối tranh sáng với mấy chục cây hương cháy đỏ cắm xung quanh, họ tận mắt chứng kiến cảnh ba thanh niên địa phương sau khi uống nước hòa tàn tro tiền giấy và nghe ông đồng niệm chú, toàn thân co rút, tay chân run bần bật, cầm côn gỗ thi triển côn pháp nhanh, mạnh như các võ sư, rồi nhắm mắt đánh nhau loạn xạ nhưng không bao giờ để côn chạm vào người.

Ở thành phố Quảng Châu, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng ghi nhận cảnh tượng các bé trai trên 10 tuổi sau khi được ông đồng hoặc bà cốt đọc chú và phảy tay áo vào đầu đã co tay, gập chân chồm hỗm trên mặt đất như con ếch, con rùa rồi lao đầu vào nhau không ngừng. Lúc gặp bậu cửa, bờ tường, vẫn húc đầu rất mạnh, sưng và chảy máu cũng không kêu một tiếng.

Trong các nghi lễ cầu hồn ở một số nước châu Âu, trong đó có Romania, nhiều thanh niên nông thôn chưa từng học võ cũng bỗng dưng cầm liềm, rìu hoặc côn đấu võ suốt đêm đến kiệt sức, lúc tỉnh dậy thì không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, nghi lễ lên đồng diễn ra vào buổi tối với sự tham gia của nhiều người, nhưng đạo cụ chính thường là chiếc bàn. Trên dưới chục người ngồi quanh, nắm tay nhau đặt trên mặt bàn, khi bàn nghiêng đi là lúc

hồn người chết nhập vào một người ngồi cạnh bàn hoặc ông đồng, bà cốt. Lúc đó, người được hồn nhập có thể trả lời câu hỏi dạng “có - không”, hoặc qua hình vẽ. Các nghi lễ lên đồng được tổ chức nhiều từ thế kỷ 18. Giữa thế kỷ 19, thuyết duy linh ra đời và nhiều tín đồ tin rằng người sống và người chết có thể gửi, nhận thông điệp cho nhau trực tiếp, hoặc qua trung gian là ông đồng, bà cốt. Trong thời gian ông Abraham Lincoln làm tổng thống Mỹ, vợ ông là bà Mary Todd Lincoln thường xuyên tổ chức lên đồng tại Nhà Trắng để hỏi về cuộc sống của ba người con chết trẻ và bày tỏ tình cảm mẹ con.

Một shaman người Trung Quốc tên là Chuonnasuan. Ảnh: Richard Noll
Một shaman người Trung Quốc tên là Chuonnasuan.
Ảnh: Richard Noll.


45Dưới ánh sáng khoa học

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các buổi lên đồng ở cả phương Tây và phương Đông lúc đầu diễn ra trong không khí trang nghiêm, huyền bí với màn đêm bao bọc, lửa khói quẩn quanh, sau đó là âm thanh khác thường (tiếng niệm chú, la hét không rõ nghĩa, tiếng trống, tiếng chuông có nhịp điệu thay đổi liên tục).

Theo nhiều nhà khoa học, ông đồng, bà cốt và những người từng bị hồn nhập có thần kinh dễ bị kích động, nên dưới tác động của ngoại cảnh, họ có thể rơi vào trạng thái hưng phấn cực độ, mê man, tự kỷ ám thị, bị thôi miên hoặc mắc chứng hysteria. Hysteria thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở người có tính cách yếu đuối.

Trong bảng phân loại bệnh quốc tế, hysteria được gọi là rối loạn phân ly, thường gặp ở nữ giới với biểu hiện chính như mệt mỏi, đau nhức không rõ nguyên nhân, khóc cười, la hét vô cớ, nói năng lảm nhảm, dễ tự ám thị và bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, thích thu hút sự chú ý của mọi người. Theo các bác sĩ, người mắc chứng hysteria thường xuất hiện cơn rối loạn cảm xúc, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, nhưng không mất ý thức.

Để đẩy nhanh quá trình nhập hồn (thực tế là kích thích thần kinh), ông đồng, bà cốt sử dụng những nguyên liệu có chất gây ảo giác, ảo thị như cà độc dược, nấm độc, da cóc, quả mã tuần, cây dầu gai, cây xương rồng… Những trường hợp nói rằng khi lên đồng họ nhìn thấy thiên đàng, thần phật, người thân đã khuất, cảm giác sảng khoái, làm gì cũng không biết mệt, thì phần lớn là do ảo giác sau khi lên cơn hysteria, hoặc ăn, uống hay ngửi chất có độc tính, ma túy.

Theo các nhà nghiên cứu, lên đồng là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa dân gian nhằm giải tỏa tâm lý (muốn biết người thân chết có oan ức không, muốn biết trước tương lai để tăng quyết tâm ra quyết định…), đáp ứng nhu cầu giải trí (lúc nông nhàn, tập trung thưởng thức ca múa, đấu võ…), nhưng thường xuyên bị ông đồng, bà cốt lợi dụng để kiếm tiền.

Những trường hợp này giống như người hít heroin, hút cần sa thấy người nhẹ nhõm, đê mê; hay như người uống thuốc lắc có thể nhảy nhót điên cuồng thâu đêm suốt sáng. Một số ông đồng, bà cốt có năng lực thực sự như chẩn bệnh qua sắc mặt, hơi thở; chữa bệnh bằng phương pháp tâm lý hoặc thôi miên; dùng tư duy logic, trực giác nhạy bén để nói đúng chuyện đã qua, đoán trúng việc sắp tới.

Tuy nhiên, họ giấu bí quyết và phủ lên đó bức màn thần bí. Tại sao có những người bỗng dưng làm được việc phi thường sau khi lên đồng? Các nhà khoa học cho rằng, nhiều người có khả năng đặc biệt dạng tiềm ẩn, dưới tác động của các yếu tố tâm sinh lí (tai nạn bất ngờ, niềm tin mạnh mẽ, thôi miên hiệu quả, tập luyện kiên trì…), chúng bộc phát.

Theo các nhà nghiên cứu, lên đồng là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa dân gian nhằm giải tỏa tâm lý (muốn biết người thân chết có oan ức không, muốn biết trước tương lai để tăng quyết tâm ra quyết định…), đáp ứng nhu cầu giải trí (lúc nông nhàn, tập trung thưởng thức ca múa, đấu võ…), nhưng thường xuyên bị ông đồng, bà cốt lợi dụng để kiếm tiền.

Họ có thể dùng đệ tử thân tín để bí mật thu thập thông tin về người muốn cầu hồn, hoặc chữa bệnh để phán cho chính xác, hay thực hiện các màn ảo thuật trong bóng tối mờ ảo để mê hoặc người xem như: sờ tay không vào da, kẹp thuốc nhuộm làm như chảy máu khi phẫu thuật để khám nội tạng, nhanh tay xòe đồ vật rồi nói rằng đã lấy ra vật gây bệnh; bôi chất không dẫn nhiệt, hoặc nước pha muối và keo dính vào lòng bàn chân trước khi dẫm lên than hồng để nước muối bốc hơi giảm nhiệt và tinh thể muối truyền nhiệt chậm;

Để dấm hoặc vôi dưới đáy chảo dầu nóng để chảo dầu trông như đang sôi; ngậm ngân châu để phun ra máu giả, ngậm bột tùng hương để phun ra lửa, ngậm bút để bí mật viết chữ; buộc móc câu vào cổ tay để kéo bàn dịch chuyển; dùng chất độc lấy từ nội tạng một loài cá biển để khiến người sống rơi vào tình trạng chết giả, chôn sơ sài rồi đào mộ, cho uống thuốc giải độc để xác chết sống dậy, dùng thuốc mê hoặc thôi miên để thây ma bảo gì làm nấy…

Thái An (Tổng hợp)

MỚI - NÓNG