Thấy gì đằng sau vụ 'gián điệp' Nga tại Mỹ ?

Thấy gì đằng sau vụ 'gián điệp' Nga tại Mỹ ?
TPO - Cả Nga và Mỹ đều hy vọng rằng vụ gián điệp bùng nổ hôm thứ hai vừa qua (28/6) tại Washington sẽ không gây rạn nứt trong mối quan hệ đang phát triển tích cực giữa hai nước. Vậy bản chất, đằng sau vụ việc này là gì ?

>> Vẻ đẹp hút hồn của nữ nghi phạm gián điệp Nga

Anna Chapman - một trong mười nghi can gián điệp - trên đường phố Mỹ ngày 10 - 4 vừa qua. Các nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã theo dõi cô liên tục từ tháng 1 đến tháng 6 - 2010 - ảnh: AP.
Anna Chapman - một trong mười nghi can gián điệp - trên đường phố Mỹ ngày 10 - 4 vừa qua. Các nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã theo dõi cô liên tục từ tháng 1 đến tháng 6 - 2010 - ảnh: AP.

Truyền thông Nga đưa tin liên tục về diễn biến của sự kiện đáng chú ý này.

Ngày 30/6/2010, Văn phòng báo chí bộ Ngoại giao Nga đưa ra thông báo, "chúng tôi hi vọng rằng sự cố bắt giữ những nhân vật tình nghi hoạt động gián điệp cho nước Nga không gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ Nga –Mỹ”.

Thông điệp trên được phát đi ngay sau khi phía Nga tiếp nhận tuyên bố của người phát ngôn  Nhà Trắng Robert Gibbs hôm 29/6. Trong đó ông bày tỏ hi vọng chuyện "gián điệp" sẽ không tác động đến quá trình phát triển tích cực của mối quan hệ hai nước. ”Tôi không nghĩ rằng điều này ảnh hưởng tới chính sách tái thiết lập quan hệ của chúng tôi với nước Nga", ông Robert Gibbs còn nói thêm rằng suốt một năm rưỡi qua đã có những phát triển đáng kể trong giải quyết những vấn đề chung, từ thỏa thuận START mới đến những vấn đề Iran và Bắc Triều Tiên.

Trước đó, ngày 28/6 Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ra thông báo về việc bắt giữ 10 điệp viên của Nga đang hoạt động tại Mỹ. Thế nhưng tổng thống Barack Obama trong cuộc họp báo một ngày sau đó đã tránh không bình luận về sự vụ này trước câu hỏi của các nhà báo.

Không ai muốn một vụ bê bối

Theo tờ Kommersant các chuyên gia phân tích của Nga và Mỹ đều cho rằng : Trong trường hợp này, lợi ích của cục điều tra liên bang (FBI) đã mạnh hơn của nhà nước Mỹ. Phản ứng của các chính trị gia hai nước cho thấy rằng, cả điện Kremli và Nhà trắng đều không muốn gây ra tranh cãi từ vụ bê bối này.

Giáo sư Harvey Clare (Đại học Emory -Atlanta, tác giả cuốn Gián điệp : Sự thăng trầm của KGB tại Mỹ) phát biểu với báo chí rằng : Rõ ràng hoạt động của FBI đã mạnh hơn so với mong muốn của chính sách tái thiết lập quan hệ Nga Mỹ thời Obama.

Theo nhận định của ông Dmitrij Trenhin, người đứng đầu trung tâm Carnegie tại Mátxcơva: Vụ bê bối này được gây ra từ nhiều nhóm. Một mặt là nhóm của những chính trị gia Mỹ, cho rằng tổng thống Barack Obama đã quá xích lại gần Nga, và có thể bị điều khiển. Mặt khác là các cơ quan tình báo Mỹ, bị chỉ trích nhiều sau một loạt các thất bại, muốn thể hiện khả năng chuyên môn của mình.

Chọn thời điểm

Tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga cảnh báo rằng, "vụ gián điệp” đặt dấu hỏi về việc xích lại gần nhau của Nga và Mỹ. Ông Victor Kremenhuk Viện phó Viện Hoa kỳ và Canađa nói : Phía Mỹ đã cố tình chọn thời điểm cho vụ bê bối. Nói một cách tổng quát , nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng để xây dựng một một mối quan hệ bình thường và chưa muốn tiến xa như ông Obama.” Nhiều người Mỹ nghi ngờ Nga còn chưa xứng đáng”.

Ông này còn nói thêm rằng, những ngườì phản đối chính sách của chính phủ Mỹ đã cố gắng vô hiệu hóa kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh tuần qua và cản trở việc phê chuẩn hiệp ước START mới.

Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Ông Obama là mục tiêu?

Tờ Izvestia cũng nhận định rằng, mục tiêu thực sự của vụ bê bối này là tổng thống B.Obama. Ông Nhikolai Leonov, một cựu lãnh đạo cấp cao của KGB giải thích thêm : Nhiều người Mỹ không muốn mối quan hệ Nga –Mỹ ấm lên, và muốn quay lại với chính sách của cựu tổng thống George Bush.

Qua sự kiện này, ông Mihail Grisankov, Phó Chủ tịch thứ Nhất Ủy ban An ninh của Hạ nghị viện Nga còn nhìn thấy vô số các câu hỏi khác, trong đó vấn đề đầu tiên phải kể đến là việc cố tình chọn thời điểm. "Hoặc những kẻ chống đối cải thiện quan hệ Nga Mỹ đã hành động, hoặc đây là dấu hiệu dành cho ông Obama rằng, ông không phải là người vạch ra phương hướng bắt tay với Mátxcơva”- Ông Grisankov nhấn mạnh.

Phan Bình
Theo MTI

MỚI - NÓNG