Làm rõ dấu hiệu bảo kê tàn phá rừng ở Phú Yên

Làm rõ dấu hiệu bảo kê tàn phá rừng ở Phú Yên
TP - Hàng chục hécta rừng già Hòn Đót, suối Đục (xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) với nhiều loại gỗ lớn đang bị triệt hạ nằm ngổn ngang, dù cách trụ sở ủy ban xã không xa.

> Lâm tặc chặt, chủ rừng đốt?
> Rừng xanh thành... rừng đen

Người tên Hùng xẻ gỗ ở ngay bìa rừng Hòn Đót. Ảnh: Văn Tài
Người tên Hùng xẻ gỗ ở ngay bìa rừng Hòn Đót. Ảnh: Văn Tài.

Ngay bìa rừng, những khoảnh rừng già bị “cạo trọc” chỉ còn trơ gốc với đất đá được cải tạo bằng để trồng mía. Một người tên Hùng đang hì hục sửa máy cưa lốc để xẻ đống gỗ còn sót lại. Vào giữa rừng Hòn Đót, chúng tôi chứng kiến cả một khu rừng cây rộng lớn chừng khoảng 4ha bị triệt hạ sạch, gỗ chưa kịp chở đi tiêu thụ, nằm ngổn ngang.

Nhiều cây gỗ to đường kính đến 2 người ôm, được cưa thành từng đoạn để xẻ gỗ. Nhiều cây chò sót, bằng lăng, dẻ, đỏ vỏ… vừa đốn ngã còn nguyên cành tán. Anh L., người dẫn đường, cho biết người ta ngang nhiên “trảm” rừng giữa thanh thiên bạch nhật, rồi đưa xe cơ giới vào tận rừng chở gỗ, chứ không phải lén lút như trước đây.

Đứng trên núi cao Hòn Đót có thể nhận ra nhiều khoảnh rừng bị phá sạch để vừa lấy gỗ, vừa lấy đất trồng sắn hoặc cây công nghiệp khác. Rừng suối Đục nằm giáp ranh Hòn Đót cũng chung số phận. Buổi sáng trong rừng, chúng tôi nghe rõ mồn một nhiều tiếng máy cưa lốc hoạt động, tiếng cây đổ ngã ầm ào.

Điều đáng nói, rừng Hòn Đót, suối Đục nằm cách trụ sở UBND xã Sơn Định và di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến chống Mỹ ở Sơn Định khoảng 3km đường chim bay. Thế nhưng, chính quyền địa phương và ngành chức năng không có động thái gì để quản lý, ngăn chặn nạn phá rừng nghiêm trọng ở đây.

Ai đang “khai tử” rừng?

Xã miền núi Sơn Định có diện tích tự nhiên hơn 55km2, trong đó phần lớn là đất rừng, nhưng hiện xã này không có cán bộ kiểm lâm quản lý. Riêng toàn bộ rừng tự nhiên phòng hộ Hòn Đót, suối Đục được giao cho người dân địa phương khoanh nuôi và bảo vệ. Song, không mấy hộ dân nào chịu trách nhiệm trước nạn phá rừng ngày càng gia tăng.

Khoảng 4ha rừng già Hòn Đót bị “trảm” sạch chỉ còn trơ gốc
Khoảng 4ha rừng già Hòn Đót bị “trảm” sạch chỉ còn trơ gốc .

Lâm phần Hòn Đót đang bị tàn phá, vốn đã được UBND huyện Sơn Hòa cấp sổ đỏ cho hộ ông Lê Văn Xuân (ở thôn Hòa Nghĩa, xã Sơn Định) quản lý vào tháng 5/2003, với diện tích 25ha. Ông Xuân cho hay: “Trước đây, tôi đã nhiều lần báo cáo xã về hộ ông Nguyễn Xuân Kiều (sinh 1982, thôn Hòa Nghĩa, xã Sơn Định) phá rừng Hòn Đót để lấy gỗ và trồng mía. Tuy nhiên, không hiểu vì sao chính quyền địa phương không xử lý mà còn vận động tôi trả lại rừng!”.

Theo phản ánh của nhiều người dân Sơn Định, chính ông Kiều đã làm đường và đang triệt hạ khu rừng gần 4 ha nói trên. Liên quan đến vụ việc này, ông Đào Văn Tý- Trưởng Công an xã Sơn Định, khẳng định: “Tôi vừa kiểm tra nhiều khu rừng trên địa bàn xã và phát hiện có đến 7-8 khoảnh rừng lớn chủ yếu ở Hòn Đót, suối Đục bị chặt phá sạch để trồng cây khác. Điều tra bước đầu cho thấy có cán bộ xã đã “tiếp tay” cho ông Kiều phá rừng. Với kiểu phá rừng quy mô như hiện nay thì rừng Hòn Đót, suối Đục sẽ bị xóa sổ trong nay mai”.

Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Bí thư huyện Sơn Hòa, cho biết: “Ngày 22/7, huyện ủy Sơn Hòa đã giao cho Ban tổ chức huyện ủy kiểm tra dấu hiệu buông lỏng công việc và “bảo kê” người phá rừng của chủ tịch xã Sơn Định; giao Hạt kiểm lâm huyện điều tra, xác định những khu rừng đang bị khai thác trái phép. Sau khi có báo cáo chính thức, huyện sẽ xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).