Xả súng trên biển vì mâu thuẫn ngư trường?

Xả súng trên biển vì mâu thuẫn ngư trường?
TP - Một nhóm người đi trên chiếc thuyền thúng cặp tàu rồi xả súng và ném đá ào ào. Nhiều ngư dân các huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho rằng, các thuyền đánh giả cào của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa nhiều lần kéo mất ngư cụ như lưới, bẫy mực của họ.

Ngư dân kể vụ hỗn chiến kinh hoàng trên biển Hà Tĩnh

> Hỗn chiến, nổ súng trên biển, 5 ngư dân bị thương

Xả súng

“Khoảng 0 giờ ngày 9/7, khi tàu tôi đang lấy giả (vớt lưới) cách bờ biển Lộc Hà chừng hơn 1 hải lý, bất ngờ có một chiếc thuyền thúng chở một nhóm người ập sát vào tàu rồi nổ súng” - ông Lê Công Trinh, thuyền trưởng tàu TH1922 nhớ lại. Khi đó, một số ngư dân trên tàu bỏ chạy vào khoang máy, riêng ông Trinh đang cầm bánh lái nên không dám bỏ chạy. “Nếu tôi bỏ chạy lúc đó, tàu sẽ xoay hướng chân vịt sẽ cắt đứt lưới”, ông
Trinh nói.

Thuyền trưởng Lê Công Trinh nhận định, những đối tượng hành hung chắc ghen ghét trong việc đánh bắt. Công an huyện Lộc Hà và Đồn biên phòng đóng trên địa bàn xã Thạch Kim đang tiếp cận hiện trường và lấy lời khai các nạn nhân để sớm làm rõ vụ việc.

Do cố trụ lại, ngư dân Trinh dính 4 viên đạn, trong đó 3 viên trúng tay và một viên trúng lưng dưới. “Tôi nhìn rất rõ có 2 đối tượng cầm súng liên tục bắn xối xả vào các ngư dân. Có một nhóm 3 người khác thì ném đá tới tấp” - ông Trinh kể.

Sau khi tấn công tàu ông Trinh, nhóm người trên tiếp tục tấn công tàu anh Lê Văn Chiến đang đánh bắt cách đó một đoạn. Hậu quả, anh Chiến bị bắn vào hông, các ngư dân khác cùng dính đạn và đá, ngư dân Lê Văn Dũng bị đạn xuyên thẳng qua mắt, đang được cấp cứu tại Hà Nội.

Trả thù do bị kéo mất ngư cụ?

Tiếp xúc với PV Tiền Phong, nhiều ngư dân xã Thạch Kim, Lộc Hà khẳng định, việc truy sát diễn ra trên vùng biển của xã nhưng không phải do ngư dân xã gây ra. “Ngư dân Thạch Kim không mâu thuẫn gì với nhóm ngư dân Thanh Hóa. Nhóm người tấn công chắc là của các xã khác chuyên đánh bắt ven bờ, ngư cụ thường xuyên vướng mắc vào giả cào của các ngư dân Thanh Hóa” - ngư dân Lê Văn Hướng nói.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, vào mùa hè, ngư dân 3 huyện Nghi Xuân, Lộc Hà và Cẩm Xuyên thường đi đánh mực bằng bẫy và dùng lưới đánh cá ven bờ. Cũng do tính chất mùa vụ, những ngày hè, từng tốp tàu đánh giả cào của Thanh Hóa và Quỳnh Lưu (Nghệ An) cũng cho tàu vào khu vực ngư trường của các ngư dân 3 huyện trên để đánh bắt. Chính vì thế, nhiều ngư dân bản địa bị các tàu của Thanh Hóa và Quỳnh Lưu kéo mất ngư cụ.

“Mặc chúng tôi chạy theo ra tín hiệu là bẫy mực bị các tàu kéo mất nhưng họ vẫn cố tình không nghe. Khi thuyền cập sát tàu, một số thuyền viên trên tàu còn dùng đá ném trả lại” - một ngư dân xã Thạch Hải, Lộc Hà kể. Nhiều ngư dân thường xuyên đi đánh bẫy mực ở xã huyện Nghi Xuân và Cẩm Xuyên nhiều lần trắng tay vì ngư cụ bị những chiếc tàu đánh giả cào này
kéo mất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.