> Lời khai của kẻ cuồng ghen, sát hại cô giáo trên phố
> Cô giáo mầm non bị kẻ si tình sát hại
Ông Sơn mắt đỏ ngầu vì thương con. Ảnh: TK. |
Gia cảnh của Huyền cũng rất đáng thương vì không có khả năng thanh toán những khoản chi phí quá lớn trước tình trạng cần chăm sóc, điều trị đặc biệt
của chị.
Chiều 20-6, chúng tôi được BS Nguyễn Đức Thành - Phó Chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực BV 175 dẫn vào phòng bệnh đặc biệt thăm hỏi tình trạng chị Huyền. Nhiều bác sĩ và y tá đang túc trực để chuẩn bị cho Huyền thở máy. Qua các thiết bị theo dõi, Huyền đang trong tình trạng sốt cao, mạch nhanh, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, đạm trong máu rất thấp dù đã được bù dịch tích cực.
Sức khỏe trở xấu
BS Thành giải thích chị Huyền đã được điều trị đến ngày thứ ba với đa tổn thương: tràn máu màng phổi, thủng gan, thủng ruột non, thận, đại tràng… Hai ngày nay chị Huyền bất ngờ sốt cao, bác sĩ phải hội chẩn liên tục để bảo đảm tình trạng chị được ổn định. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là hiện giờ đạm trong máu chị xuống rất thấp, có nguy cơ dẫn đến bục các vết thương, gây nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng huyết… Theo BS Thành, chi phí điều trị cho chị Huyền là rất cao vì hiện phải dùng loại kháng sinh đắt tiền nhất, liên tục truyền máu, huyết tương, dung dịch nuôi dưỡng cùng các chi phí khác… lên đến khoảng 7 triệu đồng/ngày.
Trong buồng bệnh, dù đang trong tình trạng nguy kịch nhưng gương mặt chị Huyền vẫn giữ được nét xinh đẹp, phúc hậu. Chị Huyền đang cùng lúc phải chống chọi với quá nhiều khó khăn dồn dập, ngoài đau đớn về thể xác, chị còn bị sốc tâm lý rất nặng nề. Do đó các cán bộ, nhân viên của khoa luôn ưu tiên thăm hỏi, động viên tinh thần chị Huyền để không ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
Trong vài phút được tiếp xúc chớp nhoáng với chị Huyền trong buồng bệnh đặc biệt, chúng tôi thấy đôi mắt chị ánh lên những tia sáng với niềm hy vọng mãnh liệt được trở lại với cuộc sống, gia đình và công việc.
Gia cảnh khốn khó
Những ngày qua, ông Trần Thanh Sơn, bố ruột chị Huyền, từ Phú Thọ vào luôn túc trực tại khoa Hồi sức tích cực ngóng chờ tin con. Vì để tránh nhiễm khuẩn cho bệnh nhân nặng nên mỗi ngày ông Sơn chỉ có thể vào thăm con vài phút vào sáng sớm. Chiều 20/6, chúng tôi gặp ông Sơn đang ủ rũ buồn bã tại hành lang bệnh viện. Ông Sơn cho biết mấy ngày nay chỉ biết quanh quẩn, sốt ruột cầu mong con gái sớm khỏe lại mà không thể làm được gì. Mỗi sáng được vào với con ít phút, nhìn đứa con đang phơi phới tuổi xuân bỗng chốc phải nằm bất động một chỗ với thương tích nặng nề, ông chỉ biết nuốt nước mắt vào trong không dám cho con nhìn thấy sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Sơn kể vợ chồng ông quanh năm suốt tháng quần quật làm ruộng nuôi con ăn học. Sau khi Huyền tốt nghiệp, do không xin được việc làm ở quê nên vợ chồng ông Sơn trăm sự nhờ cậy người cháu họ ở TP.HCM cưu mang, xin giúp cho Huyền vào làm cô giáo tại Trường Mầm non 1/6 ở quận Gò Vấp.
Huyền là một cô gái hiền lành, ngoan ngoãn, sáng đến trường đi dạy, chiều nào cũng về đúng giờ để chuẩn bị cơm nước cho gia đình. Ông Sơn buồn bã thở dài: “Trước khi con tôi bị đâm, cháu có nói với mẹ là bị dọa giết, đòi về quê nhưng tôi động viên con cứ đi làm bình thường để không phụ lòng chị cháu đã nhiệt tình xin cho cháu việc làm. Nhưng thật không ngờ hung thủ lại rắp tâm hại con tôi”.
Trường hợp con tôi bệnh viện trả lời là không thuộc danh mục được hưởng bảo hiểm, quy định là thế nên đành phải chấp nhận. Còn gia đình hung thủ dù công an và bệnh viện đã báo nhưng họ bỏ mặc. Tôi cũng không biết nó làm gì, gia đình ở đâu. Những ngày qua tôi phải bán chiếc xe máy và vay mượn bà con họ hàng mới gom được 10 triệu đồng đóng viện phí cho con. Hôm nay bệnh viện lại nói đóng tạm ứng thêm 20 triệu đồng, tạm thời là thế còn những ngày sắp tới tôi chưa biết phải làm thế nào, cũng không biết vay mượn ở đâu… Ông Trần Thanh Sơn, bố chị Huyền |
Theo Tuyết Khuê
Pháp luật TP.HCM