Thảm cảnh của gia đình có hai anh hiếp hai em gái
> Điều tra nghi án hiếp dâm em họ
> Xót xa phiên tòa cậu bé 14 tuổi hiếp dâm em họ
Hai anh em ruột hại đời hai em gái ruột và cô chị đã có thai sinh ra một đứa con. Cả hai kẻ gây ra tội lỗi đã vào tù nhưng tương lai của cả gia đình vẫn đang đắm chìm trong một màu đen tuyệt vọng...
Tương lai của gia đình bà Pan rất mịt mờ, tăm tối. |
Hơn một năm sau bi kịch đầy oan nghiệt, trong căn nhà lá lụp xụp, tối tăm ở xã Trường Khánh (Long Phú, Sóc Trăng), nỗi đau vẫn nặng trĩu cùng với phận đời chưa biết sẽ bị đẩy đưa về đâu của một sinh linh bé nhỏ tội nghiệp và hai cô gái ngây thơ. Hai anh em ruột hại đời hai em gái ruột và cô chị đã có thai sinh ra một đứa con. Cả hai kẻ gây ra tội lỗi đã vào tù nhưng tương lai của cả gia đình vẫn đang đắm chìm trong một màu đen tuyệt vọng, lẫn lộn giữa sự đói khổ và tủi nhục.
Hoa chưa nở đã tàn
Hai cô gái được đặt tên rất đẹp Mai, Cúc với mong mỏi của bố mẹ rằng cuộc đời các cô cũng sẽ nở hoa. Nhưng ngờ đâu, những nụ hoa chưa kịp xòe cánh đã khô cằn, héo úa.
Căn nhà lá xơ xác nằm nép bên một khúc sông rậm rì cây cối và thưa vắng nhà cửa. Trong căn nhà tranh tối tranh sáng, đồ đạc, giường chiếu rách mướp, luộm thuộm. Mai năm nay 19 tuổi đứng dựa cột ngóng khách. Cả nhà đều chân đất, quần áo lấm lem. Nhìn thấy tôi cười, cô cũng bẽn lẽn cười ngơ ngẩn.
Tôi hỏi cô: “Con em đâu rồi” thì cô chỉ vào một cái giường đóng bằng cây tạp trong góc nhà. Chiếc chiếu trải giường mục rách để lộ ra những lỗ trống được vá lót bằng vỏ bao phân. Đứa bé đáng thương nằm giữa một cái mền rách huơ huơ đôi tay nhỏ xíu, đôi mắt tròn to, trong veo nhìn mọi người.
Bà Trần Thị Pan - mẹ của Mai, Cúc - chực rớt nước mắt bảo: “Tên của thằng nhỏ là Lê Văn Hùng. Nó sinh thiếu gần hai tháng”.
Mẹ mất sữa, nhà thì đong ăn từng bữa nên cậu bé lớn lên còi cọc với thứ sữa rẻ tiền vài chục ngàn với nhãn hiệu lạ lùng. Bình sữa nguội ngắt mà thằng bé ôm lấy bú chụt chụt ngon lành. Sữa dù rẻ tiền nhưng những ngày có sữa đã là may mắn, còn không thì bà Pan nấu cơm, chắt nước cơm để dành cho cháu.
Bà Pan vừa là bà nội, vừa là bà ngoại, ngồi bên cháu nghẹn ngào kể chuyện: “Ngày ngày vợ chồng tui làm thuê kiếm được vài chục ngàn nhiều khi không đủ đong gạo. Cả nhà cũng bữa đói bữa no thì lấy đâu ra tiền mua sữa cho thằng nhỏ”.
Hùng 9 tháng tuổi chỉ nặng 4kg, chưa được gấp đôi một đứa trẻ sơ sinh bình thường. Suốt hơn 2 tiếng đồng hồ ở nhà Mai, cô bé lặng thinh từ đầu đến cuối, chỉ gật, lắc khi chúng tôi hỏi chuyện, thỉnh thoảng lại cười ngơ ngẩn. Con gầy, mẹ cũng gầy tỏng gầy teo, da bệch bạc. Mà không chỉ hai mẹ con, cha Mai, mẹ Mai, em gái Mai cũng đều gầy đói.
Cúc, cô em gái 12 tuổi của Mai phần vì bị bạn bè chọc ghẹo, phần vì gia đình ngày càng nghèo khó đã bỏ học, giờ chỉ đi lêu lổng. Nãy giờ em đứng góc nhà ngó chúng tôi. Cúc không có vẻ rụt rè mà khá nhanh nhẹn nhưng nụ cười vẫn thoáng chút ngơ ngác. Đã quá trưa mà cả nhà vẫn chưa ăn cơm. Cúc chạy xuống bếp lục nồi, ngồi chồm hỗm cạnh một chảo ốc gạo kho mặn trong một cái bếp lụp xụp, tăm tối phía sau nhà. Bà Pan bảo mớ ốc ấy bà mới mò được hôm qua, kho lên để dành ăn dần. Nhiều tháng nay, cả nhà chỉ có mấy con cua, con ốc sống qua ngày.
Người mẹ khốn khổ Lê Thị Mai và đứa con gần 2 tuổi. |
Đói nghèo nên tội
Sự im lặng u uất Hỏi Cúc rằng em có giận hai anh trai không, cô bé chỉ nói nhẹ: “Không” và chẳng giải thích, chẳng trách than. Tôi lại hỏi Cúc: “Thế em có muốn anh Thắng với Hồng về nhà không?”. Đáp lại cũng chỉ một cái gật đầu và sự im lặng. Với cả Mai và Cúc, luôn luôn là một sự im lặng u uất sau mỗi câu hỏi. Không biết vì ngơ ngẩn hay vì ám ảnh và tủi hờn. |
Nhìn thảm cảnh của gia đình bà Pan, không ai không uất hận với hành động mất nhân tính của hai gã con trai của bà. Theo hồ sơ vụ án, khi người em Lê Văn Thắng (21 tuổi) bị cơ quan công an bắt giữ đã khai ra hành vi đồi bại của người anh Lê Văn Hồng (23 tuổi).
Ngày xe tù đi về nhà ông Phần, mọi người những tưởng là tòa cho Thắng về thăm nhà, “nhưng không ngờ thằng anh nó (Hồng) cũng đi theo em trai luôn” - ông Lê Văn Phần - cha của Thắng và Hồng kể. Bi kịch ngày hôm nay, bà Pan bảo chung quy là tại vì nghèo. Hai đứa con gái bị tâm thần rất nhẹ nhưng không có tiền chữa đành để vậy. Hai đứa con trai không có tiền cho ăn học, ngày làm thuê, đêm đi lêu lổng coi phim, bắt chước phim ảnh rồi làm bậy với chính em ruột mình.
“Tôi thì không biết một chữ nên chẳng dạy bảo được con cái. Tiền bạc lại không có để lo cho chúng đi học” - bà Pan buồn rầu. Chồng bà trước làm phụ hồ theo công trình ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, mỗi tháng dư dả được 900.000 đồng gửi về.
Nhưng từ khi sự việc xảy ra, ông chán nản vùi đầu vào rượu chè. Ngày trước gia đình cũng đói khổ nhưng Hồng và Thắng cũng đi làm ruộng thuê, coi vuông tôm, ao cá nên bà Pan còn có chỗ để dựa dẫm khi đói miếng ăn. Giờ thì cả nhà chỉ còn một mình bà đủ vững chãi, nuốt nước mắt vào trong làm thuê, làm mướn nuôi cả nhà.
Với bà mẹ lam lũ ở miệt bưng biền quanh năm chỉ biết có ruộng đồng, bi kịch ấy như mới chỉ ngày hôm qua. Hai đứa con gái bị tâm thần nhẹ, chúng hiền và chẳng biết chuyện gì nên khi bị hai anh em trai bắt làm chuyện đồi bại cũng không biết phản kháng. Đến giờ thì mọi thứ với gia đình bà đã đi vào ngõ cụt. Đứa nào thì cũng là con bà. Vậy mà giờ đứa thì tù tội, đứa thì lỡ dở, lại thêm đứa cháu bất hạnh. Cuộc đời vợ chồng bà đã như những mảnh gương vỡ nát.
Nhắc đến hai đứa con vẫn còn trong khám, bà mẹ đáng thương ấy vẫn bênh con vì làm mẹ đâu ai muốn con mình như thế. Kẻ hại người và kẻ bị hại đều là máu mủ bà rứt ruột đẻ ra. Bà kể chỉ mới có thời gian thăm Hồng và Thắng 3 lần. Theo lời bà thì Thắng và Hồng đều “hiền khô” tuy tính tình lầm lì, ít nói.
Ngày bà vào trại thăm con, “thằng nín thinh, thằng chỉ hỏi ba làm gì, má làm gì”. Nghĩ tới cảnh nhà nghèo khó và đứa cháu gầy như con mèo nhỏ, bà chỉ biết dặn chúng: “Ở nhà khổ lắm, gạo sáng gạo chiều, con ráng lao động tốt. Má sáu chục tuổi má mần hết nổi rồi”. Rồi bà về oằn gánh mưu sinh lo cho cả nhà. Mình bà không lo nổi, bà lại đi lục tìm giấy chứng nhận liệt sĩ của cha bà để làm đơn xin giảm án cho con. “Hai đứa nó bị kết án 9 năm tù. Giờ giảm còn 4 - 5 năm để chúng về phụ giúp tui nuôi sống gia đình” - bà Pan nói đầy tuyệt vọng.
Theo Dòng Đời