Tổng cục An ninh II truy tìm kẻ tung tin Chủ tịch BIDV bị bắt

Tổng cục An ninh II truy tìm kẻ tung tin Chủ tịch BIDV bị bắt
Thiếu tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II cho biết: “Tổng cục An ninh II, Bộ Công An đang chỉ đạo điều tra xác minh truy tìm thủ phạm tung tin bịa đặt trên”.

Tổng cục An ninh II truy tìm kẻ tung tin Chủ tịch BIDV bị bắt

> Chủ tịch BIDV bác tin đồn bị bắt

> Chứng khoán lao dốc vì tin đồn bắt lãnh đạo ngân hàng 

Thiếu tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II cho biết: “Tổng cục An ninh II, Bộ Công An đang chỉ đạo điều tra xác minh truy tìm thủ phạm tung tin bịa đặt trên”.

Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà
Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà.

Thông tin trên được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định trong một thông cáo báo chí vừa mới phát đi vào chiều tối ngày 21/2/2013.

Thị trường tài chính bị khuynh đảo

Ngày 21/2/2013 thị trường tài chính Việt Nam ghi nhận một biến động “bất thường” từ thị trường chứng khoán cho đến cả tỷ giá, giá vàng. Phiên giao dịch chứng khoán chiều ngày 21/2 có một phiên biến động rất mạnh, nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo cổ phiếu, rất nhiều cổ phiếu trên sàn chứng khoán bán sàn đồng loạt.

VN-Index chốt phiên ngày 21/2 giảm 18 điểm xuống 476,75 điểm (-3,66%) trong khi HNX-Index giảm 3,55 điểm xuống 63,45 điểm (-5,3%), mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 23/8/2012 (thời điểm 2 ngày sau vụ bầu Kiên bị bắt).

Tỷ giá USD/VND trong ngân hàng hiện tăng lên 21.000 đồng vào chiều ngày 21/2 đã khiến giới buôn đô la chợ đen cũng phải giật mình.

Sau khi giảm khá mạnh đầu giờ sáng xuống 44,75 triệu đồng mỗi lượng, giá vàng đã bật trở lại, giá vàng miếng SJC đã gần tái lập mốc 45 triệu đồng/lượng.

Giới đầu tư tài chính rất xôn xao trong buổi chiều ngày 21/2 và đã có rất nhiều ý kiến cho rằng phải có sự tác động mạnh nào đó thì mới tạo nên cú rơi sâu và đột ngột như vậy. Nhiều nhà đầu tư liên tưởng đến những “sự cố” cũng như thông tin xấu tác động đến thị trường vào cuối tháng 8/2012 vừa qua như bầu Kiên bị bắt hay ngày 2/11/2012 là ngày ông Đặng Văn Thành Sacombank bị cơ quan điều tra triệu tập.

Theo thông cáo báo chí của BIDV: “ Sáng ngày 21/02/2013, trong lúc toàn thể Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà đang họp triển khai kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện Nghị quyết 01, 02/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì xuất hiện tin đồn lãnh đạo BIDV bị bắt. Tin đồn này đã ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu BIDV và kết quả giao dịch của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt Nam.

Một thông tin cũng rất đáng chú ý trong chiều ngày 21/2/2013 đó là thống đốc NHNN khẳng định với báo chí: “với dự trữ ngoại hối khoảng trên dưới 30 tỷ USD NHNN đủ sức để can thiệp để ổn định tỷ giá nếu có biến động bất thường, ngay sáng 22/2 các NHTM sẽ đẩy mạnh bán ra ngoại tệ.” Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng lượng ngoại tệ lớn, lên tới 15 tỷ USD. Từ đầu năm 2013 đến trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cơ quan này tiếp tục mua ròng thêm 5 tỷ USD.

Công an vào cuộc

BIDV nhận định, đây là thông tin bịa đặt với dụng ý xấu nhằm mục đích trục lợi. Vì vậy, trong sáng 21/2/2013, BIDV đã báo cáo Tổng cục An ninh II, Bộ Công an. Theo nhận định của Tổng cục An ninh II, Bộ Công An, đối tượng tung tin bịa đặt có thể không chỉ nhằm mục đích trục lợi mà còn nhằm mục đích phá hoại thị trường tài chính ngân hàng.

Trả lời báo chí, ông Trần Bắc Hà nhận định rằng, những kẻ tung tin đồn nói trên có lẽ đã kiếm được ít nhất 500 - 700 tỷ đồng từ các thị trường chứng khoán, vàng và tỷ giá vốn diễn biến khá bất thường trong 3 ngày qua.

BIDV cho biết, theo Thiếu tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II: “Tổng cục An ninh II, Bộ Công An đang chỉ đạo điều tra xác minh truy tìm thủ phạm tung tin bịa đặt trên”.

BIDV khẳng định, đây là thông tin bịa đặt. Mọi hoạt động của toàn hệ thống BIDV vẫn diễn ra bình thường.

Theo Gia Bảo
Pháp Luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.