Trộm cướp táo tợn, dân bất an

Trộm cướp táo tợn, dân bất an
TP - Sống giữa đô thị lớn nhất Việt Nam nhưng lúc nào người dân TPHCM cũng nơm nớp vì nạn trộm cướp. Không chỉ bị mất của, nhiều người đã mất cả mạng sống sau khi giằng co với bọn cướp giật ngày càng hung hãn.
Một tên cướp bị “hiệp sĩ” TPHCM tóm gọn giữa dòng người đông đúc
Một tên cướp bị “hiệp sĩ” TPHCM tóm gọn giữa dòng người đông đúc.

Bất an ở Bình Trị, Bình An

Gần cả tháng nay, người dân và sinh viên sống trong các khu trọ trên đường số 9, P. Bình An, Q.2, TPHCM luôn phải phòng thủ gậy gộc trong nhà để chống lại kẻ trộm.

Sơn, SV trường ĐH Giao thông vận tải ở trọ tại ấp Bình Khánh, P. Bình An cho biết, phòng trọ của anh mới bị đạo chích “viếng thăm” lấy đi một xe máy, 5 điện thoại di động và 3 chiếc ví với số tiền khoảng 5 triệu đồng.

“Khi tụi em tỉnh dậy, thấy cửa bị khóa ngoài bằng dây kẽm. Biết chuyện chẳng hay, kiểm tra lại thì mất cả”- Sơn kể. Bọn trộm đã đột nhập khu trọ, xịt thuốc mê vào phòng rồi ra tay.

Theo báo cáo sơ bộ của Công an TPHCM, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 263 vụ cướp, khám phá được 227 vụ, bắt 324 nghi can.

Ngày 12-9 vừa qua, vợ chồng chị Phạm Thị Mỹ Dung (32 tuổi) chủ ngôi nhà 4 tầng, nằm trên đường số 6, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, bàng hoàng nghe người giúp việc báo tin, trộm đã đột nhập vào nhà giữa ban ngày, phá tan két sắt trong phòng ngủ lấy đi 6 hột xoàn, 300 triệu đồng, kèm theo nhiều vàng, nữ trang và ngoại tệ.

Có bảo vệ, nhưng giữa ban ngày, nhiều hộ dân trong khu chung cư Nguyễn Biểu, Q.5 cũng bị trộm phá cửa, cắt khóa lấy nhiều tài sản giá trị.

Một người dân ở chung cư Nguyễn Biểu, Q.5 kể lại: “Cách đây một tháng, sau khi vào nhà lấy sạch tiền bạc, trộm còn vơ luôn cả quần áo lót phụ nữ”.

Tình hình căng đến mức UBND, công an phường ở Q.5 phải tổ chức hội nghị tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng phòng chống trộm cắp.

Đồng thời cũng mời báo cáo viên đến trình bày cách thức mà bọn trộm thường thực hiện để người dân đối phó.

Hai tên cướp Đặng Như Ý (19 tuổi) và Lê Văn Tính (20 tuổi) quê Quảng Ngãi, đã bị lực lượng công an bắt giữ nhưng có lẽ nhiều người dân mỗi lần đi ngang qua tuyến đường Lê Văn Việt, Q.9 chưa thể quên những giây phút kinh hoàng.

Sau khi dùng kéo cắt dây ba lô, cướp được laptop của người đi đường, trên tay Tính và Ý vẫn lăm lăm dao và kéo nhọn sẵn sàng ăn thua với bất kỳ ai muốn cản đường chúng. Ngay cả cảnh sát hình sự, chúng cũng không chùn tay.

Tang vật trong các vụ cướp
Tang vật trong các vụ cướp.

Chưa đầy nửa tháng sau, một tên cướp khác là Cao Xuân Lập (quê Quãng Ngãi) khi cướp laptop bị truy đuổi đã quay lại đâm chết anh Hoàng Ngọc Tri, mới tốt nghiệp trường ĐH Văn hóa TPHCM được hai ngày.

Đồng thời, Lập đâm nhiều người khác bị thương, trong đó một đại úy công an vẫn đang phải nằm điều trị tại BV Chợ Rẫy.

Hôm sau, một tên cướp táo tợn xông thẳng vào nhà chị Trần Thanh Nga (ngụ ở đường Nguyễn Thái Bình, P.12, Q. Bình Tân) giật chiếc laptop mà con gái chị Nga đang sử dụng rồi phóng lên xe đồng bọn chờ sẵn bên ngoài tẩu thoát.

Bần cùng sinh đạo tặc?

Một cán bộ điều tra công an TPHCM cho rằng, nạn trộm cướp ngày càng gia tăng là do người dân có thể dễ dàng di cư từ tỉnh này sang làm ăn sinh sống ở tỉnh khác, gây khó khăn cho việc quản lý tạm trú tạm vắng ở địa phương nhập cư.

“Đa số tội phạm ở các tỉnh lẻ nhập cư vào TPHCM gây án đều có trình độ học vấn thấp, không có công ăn việc làm, trong khi chi phí cuộc sống tại thành phố này lại quá cao khiến chúng túng thiếu, bần cùng quá nên sinh ra trộm cướp”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, TPHCM là thị trường tiêu thụ tài sản trộm cướp khá dễ dàng. “Trộm cắp được tài sản ở khu vực này là chúng đem tiêu thụ ở khu vực khác. Vàng, nữ trang, máy tính xách tay, điện thoại di động đắt tiền, bọn trộm cướp có thể tiêu thụ ở các tiệm cầm đồ hoặc lên mạng rao bán mà không bị phát hiện”- một chiến sĩ công an nói.

“Mức án phạt từ 3 – 7 năm tù giam cho loại hình tội phạm trộm cướp chưa đủ sức răn đe” - một luật sư nói.

Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, thường xuyên săn bắt cướp trên địa bàn giáp ranh giữa Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai nói: Trộm cướp gia tăng một phần do người dân quá hớ hênh với tài sản của mình.

Có nhiều tên cướp bị bắt khai, do thấy nhiều người thường vừa đi vừa nghe điện thoại đắt tiền nên bọn chúng chỉ cần rà xe chạy qua là nẫng được rồi.

Hiện nay rất nhiều người thường mang máy tính xách tay đi đường, nhưng dây túi xách quá dễ cắt, chỉ một đường kéo đi ngang là cướp được ngon lành...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thủ tướng: Đưa tiền ra, hút tiền về phải nhịp nhàng, không giật cục
Thủ tướng: Đưa tiền ra, hút tiền về phải nhịp nhàng, không giật cục
TPO - "Việc đưa tiền ra và hút tiền về phải nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" - công điện của Thủ tướng chỉ đạo về điều hành tín dụng nêu rõ.
Dự án hồ chứa nước Ka Pét hơn 874 tỷ đồng được duyệt đánh giá tác động môi trường
Dự án hồ chứa nước Ka Pét hơn 874 tỷ đồng được duyệt đánh giá tác động môi trường
TPO - Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận có quy mô gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ Wtb = 51,21 triệu m3, tổng mức đầu tư của dự án hơn 874 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ được phép triển khai thực hiện dự án sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng các quy định pháp luật.
Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi
Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi
TPO - “Đi học cùng con” với mọi người nghe rất lạ, nhưng với nhiều phụ huynh vùng Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) lại rất quen thuộc. Hằng ngày, nhiều gia đình nơi đây phải cắt cử 1 người lớn bỏ hết việc chỉ đưa con em mình đến lớp học chữ, rồi ở lại chờ các em học xong rước về. Để tiết kiệm, nhiều phụ huynh mang theo cơm trưa cùng ăn với con.