Ai mua cổ phiếu ra mua!

Ai mua cổ phiếu ra mua!
Đằng sau động thái phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông mới là gì?
Ai mua cổ phiếu ra mua! ảnh 1

Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng lại vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác mua hay phải chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá do thị trường không thuận lợi.

Rắc rối phát hành dưới mệnh giá

Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn (SHC) sẽ phát hành riêng lẻ 2 triệu cổ phiếu phổ thông với giá phát hành 3.000 đồng/cp. SHC không phải là trường hợp cá biệt phải bán cổ phiếu dưới mệnh giá. Trước đó, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) đã từng phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với mức giá 5.000 đồng/cp.

Đối tác mua cổ phần của SHC lần này là hai cổ đông “người nhà”: ông Nguyễn xuân Phú, Chủ tịch HĐQT công ty, mua 1,6 triệu cổ phiếu và bà Nguyễn Thanh Tâm mua 400.000 cổ phiếu. Dự kiến sHC thu về 6 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ thêm 20 tỷ đồng. Mức giá chào bán này ngang với giá thị trường của cổ phiếu SHC niêm yết trên sàn HNX.

Nếu thương vụ thành công, công ty vẫn ghi nhận tăng thêm vốn điều lệ 20 tỷ đồng, nhưng phải ghi nhận lỗ 14 tỷ đồng vào giảm trừ các quỹ và thặng dư khác do thực tế chỉ nhận được 6 tỷ đồng. Vô hình trung, đã xuất hiện xung đột lợi ích giữa hai cổ đông lớn này và những cổ đông khác. Những cổ đông khác phải chịu thiệt thòi khi các quỹ, cũng như lợi nhuận chia cho cổ đông tiếp tục teo tóp, trong khi hai cổ đông lớn được ghi nhận vốn cổ phần với giá vốn thấp hơn sổ sách.

Liệu đây có phải là lý do chính khiến cho kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 5/12/2012 không suôn sẻ như mong đợi và cuối cùng bị hủy bỏ do không đủ trên 65% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự? Và sHC đã phải dời ngày họp sang 22/12.

Thay đổi bất Ngờ cơ cấu cổ đôNg Đáng chú ý là cơ cấu cổ đông của sHC khá tập trung. Cuộc họp ngày 5/12 chỉ có 25 cổ đông tham dự, đại diện cho 2,37 triệu cổ phần, tương ứng với 55,14% cổ phần có quyền biểu quyết. riêng ông Nguyễn xuân Phú, Chủ tịch HĐQT đã sở hữu 13,9% cổ phần. Cần nói thêm rằng, ông Phú chính thức trở thành cổ đông lớn vào cuối năm 2011 sau đợt chào bán riêng lẻ 600.000 cổ phần cho cổ đông chiến lược với giá 10.000 đồng/cp (cao hơn thị giá thời điểm đó 2,5 lần).

Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 37 tỷ lên 43 tỷ đồng. Thông tin về cổ đông Nguyễn xuân Phú không có nhiều, ngoài thông tin về tuổi tác, địa chỉ, nhưng mục đích mua cổ phần trong đợt chào bán riêng lẻ cổ phiếu SHC của ông Phú là thâu tóm và tiếp quản một công ty đang làm ăn thua lỗ. Theo quy định của luật Chứng khoán, cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 1 năm. Do vậy, khả năng mua với mục đích đầu cơ hay kinh doanh chứng khoán khó có thể xảy ra.

Báo cáo quản trị của SHC nói lên nhiều điều phía sau đợt phát hành riêng lẻ cho ông Phú. ông Phú chính thức được bổ nhiệm vào HĐQT ngày 28/11/2011 sau khi mua 600.000 cổ phần chào bán riêng lẻ. Vai trò của ông Phú trong công ty ngày càng nổi bật khi

ông tham dự đầy đủ 100% cuộc họp HĐQT. Hiểu theo cách khác, cổ đông chiến lược này chính là ông chủ mới của SHC. sự vắng mặt của các thành viên HĐQT khác nói lên tầm ảnh hưởng của họ tại công ty rất mờ nhạt, họ không còn gắn bó với công ty nữa.

Tính đến thời điểm hiện tại, hai cổ đông tổ chức lớn của SHC là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Công ty cổ phần Kho vận giao nhận Ngoại thương - TP.HCM, nắm giữ tương ứng 11,8% và 17,2% vốn điều lệ của sHC. Tuy nhiên, cá nhân đại diện cho phần vốn góp của Vinalines, ông Trần Hữu Chiều và cổ đông lớn Bùi Tuấn Ngọc (nắm giữ 7,2% vốn điều lệ) bị bãi nhiệm khỏi HĐQT kể từ tháng 5/2012. Sau khi ông Nguyễn Xuân Phú chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngày 6/6/2012, công ty đã thay thế một loạt vị

Tình trạng hiện nay của công ty CP Hàng hải Sài Gòn (SHC). hiện tại SHC còn dư nợ vay ngắn hạn với 3 cá nhân là 2,5 tỷ đồng và khoản vay ngân hàng Sacombank 1,97 tỷ đồng. Đối với nợ dài hạn, công ty đã tất toán hết 4,7 tỷ đồng với ngân hàng Hàng hải trong năm 2012. Đã thanh t oants hết nợ vay chịu lãi sẽ giảm bớt áp lực chi phsi tài chính trong bối cảnh vốn lưu động của SHC đang thiếu hụt khá nghiêm trọng. THaNH ToÁN HếT

Khi thị trường đi xuống, việc thâu tóm các công ty trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết trí chủ chốt như tổng giám đốc, kế toán trưởng. Động thái này cho thấy, việc phát hành riêng lẻ cho một cổ đông chiến lược Nguyễn xuân Phú của SHC không đơn thuần là nhằm bổ sung vốn lưu động. Đây thực chất là hình thức thoái vốn của cổ đông lớn và là hành động thâu tóm công ty của một cá nhân. Nếu tính thêm cả đợt phát hành mới, ông Phú sẽ nắm giữ tới 2,2 triệu cổ phần, chiếm 34,9% vốn điều lệ của SHC.

Tháo gỡ khó khăn tài chính

Tình hình tài chính của sHC đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã từng bước được khắc phục. lỗ lũy kế tính đến quý 3/2012 đã lên đến con số 59,9 tỷ đồng, vượt cả vốn điều lệ 43 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ triền miên của SHC là chi phí tài chính cao

do công ty vay vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Vốn thu về từ đợt phát hành cổ phần riêng lẻ nói trên sẽ được sử dụng để tái cơ cấu nguồn vốn nhằm giảm việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Hiểu theo nghĩa nào đấy, ông chủ mới của sHC đang bỏ tiền túi để trang trải nợ vay cho SHC để làm cho tình hình tài chính công ty trở nên lành mạnh hơn.

Mặc dù công ty tăng giá cước vận chuyển, nhưng doanh thu 9 tháng đầu năm 2012 giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 56,5 tỷ đồng. Doanh thu từ vận tải đường sông và vận tải bắc - nam vẫn đóng góp tới 95% tổng doanh thu của SHC. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận của mảng kinh doanh này rất thấp do phụ thuộc vào giá nhiên liệu. Công ty lại yếu về mảng logistics và đại lý hàng hải, trong khi hai mảng này có tỷ suất lợi nhuận vượt trội hơn. Ngành vận tải biển chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu. Cũng như nhiều công ty hàng hải khác, SHC thoát lỗ là nhờ nguồn thu nhập khác như thanh lý tài sản (tàu cũ) với giá trị là 440 triệu đồng trong quý III - 2012. lợi nhuận trong quý này của công ty là 2,38 tỷ.

Câu chuyện tại SHC cho thấy, khi thị trường đi xuống dẫn đến cổ phiếu rớt giá thảm hại như hiện nay, việc thâu tóm các công ty trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đặc biệt với các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Chi phí sở hữu một doanh nghiệp đang vận hành rẻ hơn nhiều so với việc thành lập công ty mới. Tuy nhiên, việc đưa công ty ra khỏi tình trạng khó khăn về tài chính thông qua biện pháp tái cơ cấu mới là quan trọng.

Theo Trịnh An
Doanh nhân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
TPO - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao 3 xác nhận kỷ lục cho UBND tỉnh Đắk Lắk. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai.