Ngân hàng đấu thầu tiếp 15.000 lượng vàng

Ngân hàng đấu thầu tiếp 15.000 lượng vàng
Sáng mai (1/11), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu phiên thứ 68 để chào bán 15.000 lượng vàng với giá tham chiếu đặt cọc 37,13 triệu đồng/lượng.

>Vàng đấu thầu vẫn thừa 500 lượng
>Vàng đấu thầu 'ế' có thể do cung, cầu bão hòa
>Giá vàng giảm nhẹ phiên đầu tuần
> Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn ngoại tệ

Ngân hàng đấu thầu tiếp 15.000 lượng vàng ảnh 1

Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, vào 9h sáng mai, tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu bán vàng thứ 68, khối lượng chào bán là 15.000 lượng vàng. Đây phiên đầu tiên của tháng 11 và là phiên duy nhất trong tuần này.

Theo đó, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc cho phiên sáng mai là 37,13 triệu đồng/lượng, bằng với mức giá mua vào của doanh nghiệp trên thị trường chiều này 31/10.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, khối lượng vàng tối thiểu mà các thành viên được phép đặt thầu cho phiên sáng mai là 500 lượng, tối đa là 1.500 lượng.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, sau 67 phiên đấu thầu kể từ ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 1.681.500 lượng, tương đương gần 64,6 tấn vàng trúng thầu, trong 1.792.000 lượng vàng chào thầu.

Còn nhớ, ở phiên đấu thầu gần nhất, phiên thứ 67 diễn ra ngày 25/10, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 15.000 lượng vàng nhưng chỉ có 11.300 lượng “khớp lệnh” thành công.

Trước hiện tượng vàng đấu thầu bị “ế” trong các phiên đấu thầu gần đây, một số ý kiến cho rằng, đây có thể là thời điểm để ngừng đấu thầu vàng. Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đang là kênh cung ứng vàng miếng chính cho ngân hàng và doanh nghiệp nên chưa thể bỏ đấu thầu vàng.

Theo Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.