'Kẻ khóc người cười' trong ngành cao su

'Kẻ khóc người cười' trong ngành cao su
Đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu, nhưng việc giá giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm đã khiến không ít doanh nghiệp cao su tự nhiên điêu đứng. Trong khi đó, các đơn vị sản xuất săm lốp lại được lợi.

>Chàng trai trẻ mê nông nghiệp công nghệ cao
>Dựa mãi vào tiểu ngạch, ai lo cho nông dân?

Doanh nghiệp cao su tự nhiên điêu đứng vì giá giảm mạnh
Doanh nghiệp cao su tự nhiên điêu đứng vì giá giảm mạnh.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong 9 tháng đầu năm, cao su là mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh nhất (giảm 17%) dẫn tới kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo. Nguyên nhân là nhu cầu yếu đi của thị trường thế giới khi kinh tế Mỹ và châu Âu chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, tồn kho tại Trung Quốc - nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới lên cao.

Tình hình này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cao su tự nhiên. Báo cáo ước tính cho thấy, lợi nhuận trước thuế của cả 4 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều giảm so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt mức thấp so với kế hoạch đề ra.

Lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn, song Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (Mã CK: DPR) cũng phải chịu chung số phận như các doanh nghiệp khác trong ngành. 9 tháng đầu năm, doanh thu công ty ước đạt 750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 260 tỷ đồng, lần lượt giảm 21% và 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù đã tích cực giảm chi phí nhân công nhưng chính việc giá bán cao su giảm mạnh đã khiến kết quả kinh doanh của DPR xấu đi. Giá bán bình quân của công ty trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 55 triệu đồng một tấn, giảm 8 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và chỉ bằng 85% kế hoạch đề ra.

Chung cảnh ngộ như Đồng Phú còn có Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Hòa Bình (HRC) và Cao su Tây Ninh (TRC), đều có lợi nhuận trước thuế giảm từ 20-40% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán bình quân của các công ty này cũng chỉ dao động khoảng 50 - 55 triệu đồng một tấn.

Chuyên viên phân tích Ngô Kinh Luân của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) cũng nhận định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên đang gặp nhiều khó khăn về giá bán. Khả năng không đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2013 là rất cao. Kết thúc 9 tháng, cả 4 doanh nghiệp nêu trên chỉ đạt 50-85% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG