> Máy tách hạt tại Đồng Nai
> Máy tách hạt ngô và cậu học trò mê sáng tạo
Sai quả cũng như không
Đến những cánh đồng ngô mênh mông của xã Buôn Chóa mất mùa mấy ngày này thấy nông dân không khỏi buồn bã. Họ đã bỏ công, bỏ của chăm sóc ruộng và không khỏi vui mừng khi thấy ngô xanh tốt, ra bắp to hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Đến kỳ thu hoạch, nông dân ở đây lột vỏ bắp ngô ra mới tá hỏa biết lõi ngô bị thối.
“Trong cùng một xã, cũng canh tác và đầu tư giống nhau nhưng những ruộng ngô nông dân mua giống của các Cty khác trồng thì không sao, mà ruộng ngô của chúng tôi dùng giống PAC 339 và PAC 999 của Cty Advanta lại bị thiệt hại”. Ông Trần Quý Hòa nói |
Trên ruộng ngô bẻ dở, ông Trần Quý Hòa thôn 2 cho biết, năm nay ông xuống giống 2 ha. Đầu tư chăm sóc từ đầu vụ đến khi thu hoạch mất gần 40 triệu đồng chưa kể tiền công. Giờ một nửa diện tích ngô bị thối nên lỗ nặng. “Thấy ngô thối, tư thương càng ép giá. Ngô bình thường bán được 3.000 đồng/kg, nhưng những ruộng có ngô bị thối, số ngô lành còn lại người ta cũng chỉ mua từ 2.000 đồng-2.200 đồng/kg. Nông dân đã mất mùa lại còn mất giá, thiệt hại đủ bề”- ông Hòa nói.
Giống ngô mà ông Hòa cùng nhiều hộ dân trong xã trồng bị thối bắp là giống PAC 339 và PAC 999 do Cty Advanta sản xuất và phân phối. Trước đó, vào vụ đông xuân năm 2012-2013, công ty này đã đưa giống ngô lai về trồng thử nghiệm tại địa phương, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm. Nghe nói giống ngô ưu việt quá, nhiều người dân đã mua giống về trồng.
Ông Trần Quý Hòa bên ruộng ngô bị thối của mình. |
Trăm sự tại trời?
Ông Vũ Hoàng Phú, Phó phòng NN&PTNT huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ngô giống bị thối, đơn vị đã cử cán bộ xuống khảo sát và mời Cty Advanta cùng người dân đến để làm việc.
Phía công ty cho rằng, ngô thối là do nhiễm nấm bệnh, cộng với mưa kéo dài chứ không phải do giống, công ty chỉ chấp nhận hỗ trợ giống mới cho bà con. Theo thống kê bước đầu, xã Buôn Chóa có hơn 100 héc ta sử dụng giống ngô này, bị thiệt hại 40-70%.
Tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) trong vụ ngô này cũng có gần 50 ha ngô của hai xã Ea Lê, Cư M’lan sử dụng giống bắp lai NK67 Cty Sygenta (do Cty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phân phối) và 30B80 của Cty Pioneer.
Tuy nhiên, phần lớn bắp không có hạt, hoặc ít hạt khiến nông dân mất mùa nặng. Anh Nguyễn Bá Bân, Phó phòng NN&PTNT huyện Ea Súp cho biết, sau khi nhận được phản ánh từ phía người dân, UBND huyện đã có buổi làm việc với đại diện hai công ty.
Tuy nhiên, phía công ty cho rằng, do thời tiết và việc chăm sóc ngô không đúng quy trình. Rốt cục các công ty vẫn chỉ chấp nhận hỗ trợ lại giống cho bà con.
Ở huyện Kbang và Kông Chro của tỉnh Gia Lai, nông dân của một số xã cũng “dính” phải ngô không hạt. Điển hình là xã Đông (huyện Kbang) có 70 héc ta ngô năng suất thấp, không hạt. Số diện tích này sử dụng giống ngô lai NK67 của Cty Sygenta. Trong khi UBND huyện đánh giá việc ngô ít hạt, không hạt một phần là do giống, phía công ty phủ nhận hoàn toàn và cho rằng, do sâu bệnh trong đất trồng từ vụ trước gây hại.
Trong khi đơn vị nào cũng bác bỏ nguyên nhân, từ chối trách nhiệm thì phần thiệt nặng vẫn rơi vào phía nông dân! “Trong cùng một xã, cũng canh tác và đầu tư giống nhau nhưng những ruộng ngô nông dân mua giống của các Cty khác trồng thì không sao, mà ruộng ngô của chúng tôi dùng giống PAC 339 và PAC 999 của Cty Advanta lại bị thiệt hại. Nông dân có bức xúc mấy cũng đành chịu thua”- ông Trần Quý Hòa nói.