> Thị trường Sữa bột khởi sắc
> Thêm hãng sữa New Zealand có vấn đề
Theo đó, các lô đạm whey dùng để sản xuất các sản phẩm Similac GainPlus Eye-Q số 3, dành cho trẻ từ 1-3 tuổi và các sản phẩm khác có liên quan thực ra không nhiễm khuẩn Clostridium botulinum, và không gây nguy hại đến người tiêu dùng. Thông tin này gần như ngay lập tức khiến những ông bố, bà mẹ từng sử dụng các sản phẩm của Abbott, Dumex trên toàn thế giới cảm thấy an lòng.
Phải thừa nhận, những gì mà hãng sữa Fonterra, Abbott và Danone Việt Nam đã phải nếm trải thời gian qua là khá khủng khiếp. Dù biết sẽ phải đối diện khả năng người tiêu dùng quay lưng, thậm chí mất hẳn thị trường, nhưng họ vẫn chọn cách minh bạch thông tin để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. So với việc nhập nhèm, cố tình bưng bít của nhiều doanh nghiệp sữa, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua, đây đúng là hành động dũng cảm.
Việc người tiêu dùng quay lưng với doanh nghiệp do thiếu minh bạch thông tin không phải hiếm gặp ở Việt Nam.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một chuyên gia kinh tế cho rằng, ở phương Tây, cũng không thiếu những trường hợp ém thông tin xấu để lừa dối khách hàng, cổ đông. Khi mọi chuyện vỡ lở thì hậu quả để lại phải rất nhiều năm mới khắc phục được.
Còn ở Việt Nam, cũng không ít doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng cũng chọn cách “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại” để che giấu việc lỗ lớn, lương thưởng cao hoặc nợ xấu dầm dề. Ngay những việc tưởng chừng phải minh bạch nhất như tăng giá xăng dầu, giá điện, chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp nhà nước cũng luôn là vấn đề gây nhiều bức xúc dư luận.
“Không bức xúc sao được khi lãnh đạo ngành hôm trước vừa khẳng định chưa tăng giá hoặc tuyên bố sẽ lấy ý kiến của người dân, nhưng ngày hôm sau giá lập tức tăng. Chừng nào các hoạt động tăng giá, việc nhập nhèm lỗ lãi của doanh nghiệp vẫn còn, người tiêu dùng còn phải chịu nhiều thiệt thòi”, vị này nói.