> Cà phê Việt trước cơn bão FDI
> Thủ tướng: Phải công khai lỗ, lãi của DN nhà nước
“Việc thoái vốn ở nhà máy đường, Intimex... nơi có lãi còn làm được, nhưng ở những đơn vị đang lỗ nặng thoái vốn chắc chắn là âm”-ông Hải nói. Lãnh đạo Vinacafe cũng biết: Tại Vinacafe Ban Mê Thuột, nơi Vinacafe nắm 39% cổ phần đang nợ ngân hàng trên 1.600 tỷ đồng, việc thoái vốn ở đơn vị này rất khó.
Cũng nằm trong thế khó, bà Bùi Thị Thanh Tâm, TGĐ Tổng Cty Lương thực Miền Bắc (Vinafood1) cho biết, đơn vị này rất bế tắc trong việc thoái vốn khỏi 3 ngân hàng. “Nếu thoái vốn ở từng ngân hàng một, chắc sẽ lỗ, Tổng Cty không làm được”- bà Tâm nói.
Ông Trần Tấn Tâm, TGĐ Tổng Cty Thủy sản Việt Nam, cũng loay hoay trong việc rút vốn của Cty Hải sản Biển Đông (là 1 trong 3 Cty hợp nhất vào Tổng Cty Thủy sản Việt Nam vào tháng 4/2011).
Ông Tâm cho biết, Tổng Cty Hải sản Biển Đông có tới 48 đầu mối Cty con, Cty liên kết đầu tư ra ngoài lĩnh vực với tổng vốn tới 800 tỷ đồng. “Vừa rồi, bộ đã phê duyệt cho chúng tôi bán vốn 22/48 đầu mối và thực chất việc thu lại chỉ chiếm 5% trên tổng vốn mà Cty đầu tư ra ngoài”- ông Tâm nói.
Ông Hoàng Xuân Vượng, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, lúc này, việc rút vốn, đặc biệt là với lĩnh vực bất động sản với DN cực kỳ khó. Vốn để ở đó thì không được, còn rút về theo thị trường lúc này thì lỗ, thậm chí lỗ một nửa. “Nhiều DN đang sợ trách nhiệm chỗ này nên họ chưa làm” - ông Vượng băn khoăn.
Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, vấn đề đau đầu nhất của lãnh đạo bộ là, quản lý DN Nhà nước. “Chúng tôi bị kiện cáo nhiều nhất về vấn đề này”- ông Phát nói. Ông Phát đề nghị, trong báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Vinafood1, Vinafood2 trình bộ sắp tới, làm rõ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản, phương án thoái vốn. Hiện Bộ NN&PTNT đang quản lý 16 tập đoàn, Tổng Cty nhà nước với hơn 500 DN thành viên. |