Những 'chiêu trò' khó tin của thương lái Trung Quốc

Những 'chiêu trò' khó tin của thương lái Trung Quốc
Thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua những thứ mà ở Việt Nam nghĩ rằng sẽ chẳng ai mua, đã dấy lên sự nghi ngờ về mục đích đằng sau của hành động này.

Những 'chiêu trò' khó tin của thương lái Trung Quốc

> Ồ ạt thu mua lá vải thiều
> Săn đỉa, bán hơn triệu đồng/kg
> Bất thường thương lái Trung Quốc đổ xô mua phân trâu khô?

Thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua những thứ mà ở Việt Nam nghĩ rằng sẽ chẳng ai mua, đã dấy lên sự nghi ngờ về mục đích đằng sau của hành động này.

Các thương lái thu mua rầm rộ thu mua phân trâu khô. Ảnh minh họa
Các thương lái thu mua rầm rộ thu mua phân trâu khô. Ảnh minh họa.

"Không tha" bất cứ thứ gì

Mới đây, thương lái Trung Quốc rầm rộ thu mua phân trâu khô ở chợ ngã ba biên giới giữa ba nước Việt - Trung - Lào ở Apachải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Thực ra, việc thu mua này đã có tiền lệ từ năm ngoái, bà con thu gom phân trâu ở các sườn đồi, khu chăn thả gia súc trong vùng, rồi mang ra chợ bán. Tuy số tiền kiếm được từ việc mua bán này không nhiều (khoảng 60.000 đồng 15kg phân trâu khô), nhưng đã thu hút rất nhiều người dân ở các bản giáp biên ở dải biên giới Apachải tham gia thu gom.

Theo giải thích của nhiều người dân, do ruộng cấy một vụ, đồi nương trồng ngô, sắn không cần bón phân, thị trường trong nước lại không thu mua nên bà con cứ thu gom bán cho thương lái Trung Quốc.

Tại Nghệ An, hồi tháng 5-2012, với tin đồn có người mua đỉa làm thuốc, trả giá rất cao 180-200 nghìn/kg, nhiều người dân huyện Quế Phong đã đổ xô ra đồng săn đỉa bán lấy tiền.

Nhiều người dân đã bỏ việc đi đào khoai mài để đi săn đỉa bán cho lái buôn vì công việc này đơn giản, không vất vả mà cũng có tiền để chi tiêu cho những hoạt động thường ngày.

Tại TP.HCM, những tháng cuối năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân.

Người dân đổ xô đi
Người dân đổ xô đi "săn" đỉa bán cho thương lái.

Được biết, tình trạng thu gom đỉa hiện không chỉ ở TP.HCM, Nghệ An... mà còn diễn ra rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Việc các đầu nậu thu gom một thời gian rồi chuyển sang địa điểm khiến môi trường và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.

Nếu ở một số địa phương như Nghệ An, TP.HCM... việc người dân bắt đỉa bán xuất sang Trung Quốc rầm rộ, công khai thì tại Thái Nguyên, việc mua bán đỉa lại diễn ra khá kín đáo. Cả người bán, người thu gom đỉa đều cảnh giác cao độ, hễ xuất hiện sự có mặt của người lạ là họ lập tức chuyển địa điểm thu gom đỉa. Việc thu gom đỉa ở đây đã mang lại một món hời lớn cho người dân, có thôn cả nhà đi thu gom đỉa. Có người đi bắt đỉa nửa tháng thì sắm được xe máy, ti vi.

Một người dân ở xóm Nhội, xã Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết: "Đỉa mà chúng tôi bán cho thương lái giá từ 650.000 – 900.000 đồng/kg nhưng tôi nghe nói khi đỉa được chuyển qua cảng sang Trung Quốc thì giá lên tới 10 triệu đồng/kg!?”.

 Đào bới, lấy rễ cây bán sang biên giới
Đào bới, lấy rễ cây bán sang biên giới.

Tại Quảng Ninh, tháng 10, tháng 11-2012, các thương lái Trung Quốc không chỉ ồ ạt mua lá cây chu ka mà còn "dụ dỗ" người dân chặt đốn, xâm hại hàng loạt cây phong ba.

Thương lái Trung Quốc thường đặt một số lượng lớn cây phong ba với giá từ 14.000 đến 15.000 đồng/kg. Theo giá này, trừ mọi chi phí, người dân cũng được lãi 8.000-10.000 đồng/kg. Thấy lợi nhuận lớn, nhiều người dân đặc biệt là ngư dân bỏ hẳn việc đánh bắt hải sản vượt biển tìm đến những hòn đảo nhưhòn Mỹ, hòn Miễu, hòn Ton... thuộc 2 xã Quảng Điền và Quảng Phong, huyện Hải Hà ngoài biển quyết tìm bằng được loại cây này.

 Các thương lái đến tận nhà dân thu mua đỉa
Các thương lái đến tận nhà dân thu mua đỉa.

Tại Lạng Sơn, đầu tháng 9-2012, hàng loạt người dân huyện Lộc Bình bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc. Hiện nay việc đào rễ sim đã trở thành “phong trào” ở nơi đây.

Hiện nay, thương lái Trung Quốc đang mua rễ sim với mức giá “khá hời” là 2.500đ/kg. Với mức giá đó cộng với “năng suất” đạt gần 100kg/ngày, nhiều người dân có thể bỏ túi gần 250.000đ/ngày mà không tốn quá nhiều sức.

Thương lái Trung Quốc đang tung hỏa mù và hoành hành tại khắp các nơi ở Việt Nam. Người dân thì hồ hởi vì những thứ bỏ đi bây giờ lại bán được tiền, tuy nhiên các cơ quan chức năng thì tỏ ra lo lắng trước động thái tận thu của các thương lái Trung Quốc. Vậy động thái đằng sau những hoạt động thu mua này là gì?

Người dân ồ ạt đốn cây phong ba bán cho thương lái Trung Quốc
Người dân ồ ạt đốn cây phong ba bán cho thương lái Trung Quốc.

Mưu đồ?

Khi được hỏi mua phân trâu khô ở tỉnh Điện Biên về làm gì, các tư thương Trung quốc đều có câu trả lời giống nhau là mua về để bón cho các diện tích sản xuất nông nghiệp ở địa phương và gia đình.

Bạch Nham, một tư thương Trung quốc đang thu gom phân trâu khô nói: “Phân trâu này chúng tôi mua về để bón cho các gốc chè, gốc cây cao su của gia đình, hoặc bán cho các lâm trường chè, lâm trường cao su”.

Tuy nhiên, mục đích cụ thể của việc mua phân trâu khô là gì vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.

Những người dân ở huyện Quế Phong (Nghệ An) cũng chỉ nghe nói các đầu nậu thu gom đỉa để làm thuốc hoặc bán sang Trung Quốc, chứ cũng không biết thực chất mục đích của việc thu gom này là gì.

Một cánh đồng đầy đỉa sau khi chủ vựa bỏ đi
Một cánh đồng đầy đỉa sau khi chủ vựa bỏ đi.

Ông Nguyễn Anh Dũng, giảng viên khoa sinh học Trường Đại Học Vinh cho biết: “Thực tế là hiện tượng thu mua đỉa đã diễn ra ở trong miền Nam từ lâu, chỉ nghe nói là thương lái Trung Quốc mua đỉa về để chế biến làm thuốc còn thực hư thế nào thì không ai rõ. Vấn đề là người dân thu gom đỉa nhiều thế này nếu các thương lái không mua nữa sẽ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái. Vì muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết được”.

Thực tế đã xảy ra ở TP.HCM, Tây Ninh khi các đầu nậu thu gom đỉa chuyển địa điểm đi nơi khác, không có nơi nào vứt, người dân đành đổ hết đám đỉa xuống ao hồ, khiến môi trường sinh thái nơi đây bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Trọng Tuyên, phó chủ tịch UBND xã Thành Công, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cho biết, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn thực trạng này. "Chúng tôi lo ngại rằng hiện tượng thu gom đỉa sẽ lại đi theo vết xe đổ của nạn ốc bươu vàng nhiều năm trước nếu tình trạng mua bán tràn lan”, ông Tuyên cho biết.

Việc thu mua rễ sim cũng chưa xác định rõ mục đích nhưng hậu quả mà nó mang lại là khá lớn. Việc phá hủy các rừng sim trên diện rộng dẫn đến tình trạng xói mòn đất, giảm khả năng ngăn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét. Ngoài ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh, trật tự.

Đối với việc thu gom cây phong ba cũng thế, nó sẽ ảnh hưởng giá trị kinh tế cũng như ảnh hưởng đến môi trường của nước ta vì cây phong ba có khả năng làm sạch không khí.

Chính quyền đã tỏ ra lo lắng với những hành động thu mua của các thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn chưa có biện pháp cụ thể ngăn chặn. Điều này, cũng chứng tỏ sự yếu kém trong công tác quản lý hiện nay...?

Theo Diên Lệ
Kiến thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.