BIDV cho Tập đoàn Xuân Thành vay gần 2.000 tỷ đồng

Ông Nguyễn Đức Thuỵ và bà Nguyễn Thị Mai ký kết hợp đồng tín dụng trị giá gần 2.000 tỷ đồng
Ông Nguyễn Đức Thuỵ và bà Nguyễn Thị Mai ký kết hợp đồng tín dụng trị giá gần 2.000 tỷ đồng
TPO- Chiều nay, 13-1, BIDV ký hợp đồng tín dụng với Tập đoàn Xuân Thành, trị giá gần 2.000 tỷ đồng, để xây dựng nhà máy xi măng Thạnh Mỹ (Nam Giang, Quảng Nam). Tổng vốn đầu tư nhà máy 2.500 tỷ.

> Để Nghị quyết của Chính phủ tạo đà cho bất động sản

Ông Nguyễn Đức Thuỵ và bà Nguyễn Thị Mai ký kết hợp đồng tín dụng trị giá gần 2.000 tỷ đồng
Ông Nguyễn Đức Thuỵ và bà Nguyễn Thị Mai ký kết hợp đồng tín dụng trị giá gần 2.000 tỷ đồng.

Đây là dự án tại vùng dân tộc thiểu số, khởi công tháng 10-2010, công suất 3.300 tấn, clanker mỗi ngày. Hiện phần xây dựng nhà máy đạt trên 80 phần trăm. Dự kiến tháng 6-2013 có sản phẩm.

Phát biểu tại lễ ký, bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc BIDV Ninh Bình, nói: Việc BIDV ký hợp đồng tín dụng này thể hiện sự tin tưởng vào tiềm lực và khả năng trả nợ cũng như hiệu quả của dự án.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Thuỵ, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành nói: "Chúng tôi cảm ơn BIDV đã tin tưởng doanh nghiệp và hiệu quả dự án để cho vay gói tín dụng này. Điều này thể hiện niềm tin của ngân hàng với doanh nghiệp đang được khôi phục, đồng thời thể hiện chủ trương của Chính phủ đang được ngân hàng BIDV thực hiện nghiêm túc".

Tham dự lễ ký, ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, việc Tập đoàn Xuân Thành đầu tư nhà máy xi măng tại đây, có ý nghĩa và tác dụng lớn tới phát triển kinh tế địa phương, vì đây là huyện miền núi đặc biệt khó khăn.

Theo ông Thuỵ, khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương và mỗi năm đóng thuế cho địa phương hàng trăm tỷ đồng.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đưa ra những phát biểu gay gắt về thuế quan. (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump không chỉ đòi mức thuế 0%
TPO - Ý nghĩa của từ “đối ứng” đang bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump kéo căng. Nhà Trắng không chỉ sử dụng một công thức kỳ lạ để xác định mức độ thuế quan “đối ứng” với các quốc gia, mà còn từ chối khi một số quốc gia và Liên minh châu Âu đề nghị hạ thuế quan với hàng hóa Mỹ xuống 0.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

TPO - Sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập ngay tổ "phản ứng nhanh", chủ trì nhiều cuộc họp đánh giá tác động và bàn giải pháp thích ứng. Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang đàm phán tại Mỹ.
Thuế Mỹ khốc liệt: 'Chúng ta phải ứng xử như một nước lớn'

Thuế Mỹ khốc liệt: 'Chúng ta phải ứng xử như một nước lớn'

TPO - Trong bối cảnh thuế quan từ Mỹ căng thẳng, nói về sự thay đổi trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy nhấn mạnh: "Đầu tiên chúng ta phải thích nghi, sau đó dẫn dắt sự thay đổi. Việt Nam hiện là một trong hơn 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới, do vậy trong bối cảnh bây giờ chúng ta phải ứng xử như một nước lớn". 
Mỹ công bố thuế 46%, ngành hàng tỷ USD của Việt Nam 'bẻ lái' thế nào?

Mỹ công bố thuế 46%, ngành hàng tỷ USD của Việt Nam 'bẻ lái' thế nào?

TPO - Chính sách thuế quan của Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ như đồ điện tử, máy móc - thiết bị, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản... Trong bối cảnh căng thẳng, các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp đang nhanh chóng ứng phó bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm các đối tác tiềm năng khác.