> Doanh nghiệp ngoài nhà nước phá sản cao nhất
> Trung Quốc 'cấm nhập tôm tươi Việt Nam'
Cụ thể, giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản trong giai đoạn 2006-2011 tổng hợp từ các địa phương thường xuyên lớn hơn 20-23% so với số liệu tính toán tại trung ương.
Riêng năm 2011, mức độ chênh lệch là 23%. Cũng vì thế, tốc độ tăng trưởng nhiều năm qua, báo cáo của các địa phương luôn rất cao, trong khi tổng hợp cả nước lại thấp.
Chẳng hạn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2011, theo Tổng cục Thống kê là 6,4%, còn tổng hợp từ các địa phương gấp hơn hai lần, đến 14,9%.
Chênh lệch số liệu, theo Tổng cục Thống kê, “phổ biến, phát sinh ở hầu hết các loại sản phẩm”.
Như về đàn bò, các địa phương báo cáo cao hơn tổng điều tra 24,4%, đồng bằng sông Hồng chênh lệch lớn nhất với 45,7%; các địa phương chênh lệch trên 100% là TP Hải Phòng, tỉnh Hậu Giang, Tây Ninh, Thái Bình.
Số liệu về đàn lợn cũng thường xuyên chênh lệch lớn, trong đó vùng Tây Nguyên lớn nhất với 40,2%.
Tổng cục Thống kê còn phát hiện sự chênh lệch kỳ quặc: “Sản lượng sản xuất một số cây lâu năm thấp hơn so với số liệu xuất khẩu trong nhiều năm”.
Tăng trưởng năng suất lúa cũng khá bất thường và “không có nguyên nhân giải thích thoả đáng”. Giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng năng suất lúa bình quân mỗi năm của Việt Nam là 2,3%, gấp hơn ba lần Trung Quốc, Thái Lan, gần hai lần Indonesia; sản lượng thịt lợn còn cao hơn, bình quân mỗi năm 8,7% và gấp ba lần các nước xung quanh.
“Như vậy, sau hơn 10 năm, sản lượng thịt lợn ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay’, Tổng cục Thống kê nghi ngờ.
Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng, số liệu thống kê ở các địa phương không đúng về bản chất.
Theo ông, thường có tình trạng một tỉnh đưa số liệu tăng trưởng cao, và các tỉnh xung quanh cũng nâng lên theo. Hội nghị tại Cần Thơ kéo dài đến ngày 1-12 để tập huấn điều tra chăn nuôi trong năm 2013.