Luật Giá cần bao quát toàn diện hơn về quản lý và điều tiết giá

Luật Giá cần bao quát toàn diện hơn về quản lý và điều tiết giá
Ngày 3-11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã trình bày dự thảo Luật Giá.

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo thẩm tra về dự án luật này.

Theo tờ trình, dự thảo Luật Giá gồm 5 chương với 51 điều quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; hoạt động điều tiết giá của Nhà nước và thẩm định giá . Những nội dung cơ bản của dự thảo Luật Giá gồm phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc quản lý giá và công khai thông tin về giá; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng; hoạt động điều tiết giá của Nhà nước (bình ổn giá thị trường, định giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá); thẩm định giá (quy định chung về hoạt động thẩm định giá, thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định giá của Nhà nước).

Dự án Luật Giá cũng quy định các tiêu chí để xác định hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là nguyên , nhiên, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông; h àng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của con người. Về danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá , c ăn cứ vào tiêu chí quy định như trên, để ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ , Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá phù hợp với từng thời kỳ.

Đối với tiêu chí hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá, d ự án Luật quy định tiêu chí hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá gồm h àng hóa, dịch vụ được sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; h àng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp có vị thế độc quyền sản xuất kinh doanh; h àng hóa, dịch vụ thiết yếu do doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sản xuất kinh doanh; t ài nguyên quan trọng ; s ản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch .

Theo báo cáo thẩm tra về Luật Giá của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Pháp lệnh Giá được ban hành từ năm 2002 có hiệu lực từ ngày 1-7-2002 đã tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý điều tiết giá cả bằng biện pháp kinh tế, từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp trong lĩnh vực giá, mở rộng quan hệ cung cầu theo quy luật thị trường. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, so với Pháp lệnh Giá hiện hành, dự thảo luật đã được hoàn thiện một bước, chi tiết hơn một số quyền nghĩa vụ tổ chức cá nhân trong hoạt động về giá, về điều tiết giá của nhà nước về thẩm định giá.

Nhưng dự thảo luật chưa đảm bảo tính cụ thể, có tới 10/51 điều khoản giao Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành; 6/51 điều chiếu việc áp dụng quy định pháp luật liên quan là những vấn đề cốt yếu mang tính chính sách của một dự án luật cần được quy định cụ thể hơn. Với tính chất là đạo luật chung về giá, dự thảo luật cần bao quát toàn diện hơn những nội dung về quản lý, điều tiết giá.

Bên cạnh đó, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, về tiêu chí cụ thể của Luật Giá là phạm vi hàng hóa, dịch vụ được xác định khá rộng, chưa tạo căn cứ để lựa chọn đúng mặt hàng phải được bình ổn tại thời điểm giá cả diễn biết bất thường. Đồng thời, việc giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa dịch vụ là chưa hợp lý. Vì vậy, việc luật hóa danh mục này phải bảo đảm tính linh hoạt kịp thời so với diễn biến của thực tiễn. Để đảm bảo tính minh bạch cụ thể tạo căn cứ cho điều hành giá cả, giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh thì việc quy định trong luật về danh mục hàng hóa bình ổn là cần thiết. Căn cứ vào danh mục này, Chính phủ lựa chọn mặt hàng cụ thể để áp dụng bình ổn phù hợp với thời điểm cụ thể.

Theo một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách, để đảm bảo tính linh hoạt có thể giao Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, hiện nay tại điều 2 Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngoài việc quy định một số mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ giao cho Thủ tướng điều chỉnh danh mục hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn. Các quy định này không đảm bảo về thẩm quyền theo quy định của luật ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xác định và cụ thể hóa trong Nghị định về mặt hàng theo đúng thẩm quyền.

Về thẩm quyền quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá, dự thảo Luât Giá quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp nình ổn cụ thể tại địa phương. Đa số ý kiến nhận định rằng việc quy định này chưa hợp lý dẫn đến tính trạng mỗi địa phương một cách khác nhau với cùng một loại hàng hóa dịch vụ. Những địa phương có tiềm lực mạnh thì đầu tư bình ổn giá hiệu quả, còn đa số các địa phương không đủ tiềm lực tài chính sẽ khó thực hiện được yêu cầu bình ổn giá.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG