'Ông lớn' nào chi phối giá vàng?

Vác cả bao tải tiền đi mua vàng tại một hiệu vàng ở Hà Nội ngày 8-8. Ảnh: Hoài Nam
Vác cả bao tải tiền đi mua vàng tại một hiệu vàng ở Hà Nội ngày 8-8. Ảnh: Hoài Nam
TP - Hiện giá vàng trong nước đều do doanh nghiệp kinh doanh vàng quyết định, trên cơ sở giá thị trường thế giới và chi phí đầu vào. Tuy nhiên, trong cơn sốt điên loạn ngày 8-8, giá vàng cao hơn giá thế giới tới 2 triệu đồng/lượng. Ai đã chi phối và quyết định giá vàng?

> Giá vàng tái lập mức 46 triệu đồng/lượng

Vác cả bao tải tiền đi mua vàng tại một hiệu vàng ở Hà Nội ngày 8-8. Ảnh: Hoài Nam
Vác cả bao tải tiền đi mua vàng tại một hiệu vàng ở Hà Nội ngày 8-8. Ảnh: Hoài Nam.
 

Tất cả đều theo “giá công ty”

Hiện giá trị vàng miếng được bán ra hàng ngày trên thị trường là chủ yếu. Theo tính toán, vàng miếng SJC hiện chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Tổng lượng vàng miếng mà SJC cung cấp ra thị trường đến nay khoảng 20 triệu lượng, tương đương 700 tấn vàng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép sản xuất vàng miếng bao gồm: vàng SJC, Vàng 3 chữ A của Cty vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp, Rồng vàng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ... Các DN được hỏi đều cho rằng mốc giá vàng SJC thường là một yếu tố được xem để tham khảo cân nhắc giá niêm yết của DN mình.

Bà Thụy Trân, một chủ kinh doanh vàng tại 292 Khánh Hội, Q.4, TP.Hồ Chí Minh cho biết mỗi ngày mới, trước khi mở cửa ra kinh doanh các chủ cửa hàng vàng đều phải lên mạng xem tình hình giá vàng và USD trên thị trường thế giới để hình dung ra giá vào trong nước sẽ như thế nào. Tiếp đó là nghe ngóng từ các đồng nghiệp, bạn hàng…

Tuy nhiên, việc quyết định niêm yết giá mua-bán tại cửa hàng của mình như thế nào phần lớn tùy thuộc vào “giá công ty”, tức giá của các công ty kinh doanh vàng chiếm thị phần lớn trong nước, mà chủ yếu là tại TP.Hồ Chí Minh như SJC, PNJ… Trên cơ sở “giá công ty”, các cửa hàng kinh doanh vàng tự ban hành giá mua-bán tại cửa hàng mình theo nguyên tắc cộng thêm khoảng 20.000-30.000 đồng/chỉ chênh lệch khi bán ra so với mua vào.

Việc xuất khẩu mạnh thời gian qua vô hình trung gây cạn kiệt và bất ổn trên thị trường, là yếu tố đẩy giá lên cao. Bên cạnh, các DN trong nước luôn phải mua đuổi, bán đuổi. Khi họ vừa bán xong thì giá vàng đã tăng lên và họ lại phải mua cao hơn giá vừa bán. Lợi ích vẫn thuộc về nhóm người chuyên thu gom và làm giá” - Ông Vũ Minh Châu, Tổng giám đốc Cty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu.

Trong khi đó, giá mua vào tại các cửa hàng vẫn giữ đúng, thậm chí thấp hơn giá mua vào của công ty. Bà Trân cũng cho biết, các cửa hàng kinh doanh vàng tư nhân đều phụ thuộc vào “giá công ty” chứ không thể tự quyết định giá bán trên thị trường, vì vậy, về cơ bản, bất cứ khi nào trong ngày các công ty điều chỉnh giá thì các cửa hàng tư nhân cũng phải điều chỉnh theo, kể cả như hôm nay (10-8) có đến hơn chục lần điều chỉnh.

Một chuyên gia về vàng (đề nghị không nêu tên) khẳng định: “Không thể võ đoán về việc giá vàng bị đầu cơ hay bị một thế lực nào chi phối”. Theo ông, giá vàng trong nước được cấu thành bởi 5 yếu tố: giá thế giới, tỷ giá, thuế nhập khẩu, chi phí bảo hiểm và biên độ lợi nhuận. Nhưng có một yếu tố vô hình có sức mạnh lớn hơn chính là tâm lý.

“Tại sao lúc giá trong nước rẻ hơn thế giới tới 500 ngàn đồng/lượng suốt một thời gian, chúng ta không truy tìm xem ai là người làm rớt giá. Chỉ có thể lý giải khi đó phần lớn chỉ thấy người bán, rất ít người mua. “Giá vàng bất ổn vì cơn bão kinh tế Mỹ ở cấp số 8 nhưng khi sang đến Việt Nam mình nó đã lên đến cấp 9. Với giá cao như ngày 8-8, cần xem xét cả những người đã tham gia mua hôm đó. Cầu tăng vọt trong khi cung không đáp ứng, đó là nguyên nhân chính”- Ông này khẳng định.

Theo ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, việc niêm yết giá vàng của doanh nghiệp, ngoài 5 yếu tố trên, còn phải tính đến những thời điểm biến động mạnh giá sẽ chịu tác động lớn hơn từ yếu tố DN phải cân đối được lượng bán ra cùng khả năng cung ứng.

Liên quan đến câu chuyện ai chi phối thị trường vàng trong nước, ông Phú cho hay thị trường vàng ngày 8-8 có vấn đề, tuy nhiên thế lực nào làm giá, ai làm giá thì ông Phú nói “cũng chịu không thể điểm mặt, chỉ tên”.

Theo ông Nguyễn Công Tường-Phó phòng kinh doanh Cty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của người mua. Ví dụ, vào cuối ngày 9-8, khi có thông tin nhà nước cho nhập 5 tấn vàng thì giá thị trường trong nước tụt giảm mạnh.

Về vấn đề các DN kinh doanh vàng chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường có khả năng đầu cơ làm giá hay không, ông Tường cho biết: Không có chuyện đó. Với tình hình này, không ai dám ôm vàng để đầu cơ.

qa

Giá vàng cao, thấp hiện đều do doanh nghiệp tự quyết định. Ảnh: Minh Đức

Cần giải pháp quản lý thị trường vàng

Đe cập đến biện pháp quản lý thị trường vàng, trong kiến nghị gửi đến NHNN ngày 10-8, ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký Vafi cho rằng nhiệm vụ đặt ra cho tân Thống đốc là phải có giải pháp để kiểm soát triệt để thị trường vàng.

“NHNN cần chấm dứt cung cách quản lý theo kiểu cho xuất vàng và nhập vàng. Vàng có thể được coi như ngoại tệ mà ngoại tệ thì bị cấm mua bán trên thị trường tự do, còn vàng không bị cấm, được mua bán và đầu cơ thoải mái mà không bị đóng thuế, có hàng ngàn cửa hàng vàng kinh doanh vàng nhưng thực chất là có cả kinh doanh ngoại tệ”- Ông Hải lưu ý.a

Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước, người từng nhiều năm phụ trách quản lý ngoại hối NHNN, nhận xét: “Đây chính là lúc Chính phủ, NHNN xem xét lại khuôn khổ pháp lý để có thể điều chỉnh hành vi của các DN kinh doanh và các cá nhân nắm giữ vàng. Phải xem lại các hoạt động huy động vàng, cho vay vàng”.

Còn ông Vũ Minh Châu, cho rằng NHNN nên xem xét đề ra biên độ mua bán vàng. Tuy nhiên, một chuyên gia khác tỏ ý không nhất trí vì theo ông, yếu tố giá trong nước vẫn bị ảnh hưởng bởi cung - cầu. Nếu làm vậy, khác nào bắt giá vàng vào rọ quản lý trong khi trên thực tế điều này là không thể.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG