Dân buôn 'săn' hàng bình ổn

Đường - một trong những mặt hàng bình ổn giá, mặc dù chỉ bán 2 kg/người nhưng một số dân buôn vẫn tìm cách mua gom (tại cửa hàng bình ổn giá ở TPHCM) Ảnh: Nguyễn Hiền
Đường - một trong những mặt hàng bình ổn giá, mặc dù chỉ bán 2 kg/người nhưng một số dân buôn vẫn tìm cách mua gom (tại cửa hàng bình ổn giá ở TPHCM) Ảnh: Nguyễn Hiền
TP - Trứng, đường, rau củ quả là những mặt hàng được TP Hồ Chí Minh ưu tiên bình ổn. Song, vì giá các mặt hàng bình ổn thấp hơn giá thị trường 5-10%, nên ở nhiều nơi người dân phải xếp hàng. Đường là mặt hàng “sốt” nhất trong thời gian gần đây. Có hiện tượng giới đầu cơ tranh thủ xếp hàng quay vòng mua gom hàng trục lợi.
Đường - một trong những mặt hàng bình ổn giá, mặc dù chỉ bán 2 kg/người nhưng một số dân buôn vẫn tìm cách mua gom (tại cửa hàng bình ổn giá ở TPHCM) Ảnh: Nguyễn Hiền
Đường - một trong những mặt hàng bình ổn giá,
mặc dù chỉ bán 2 kg/người nhưng một số dân buôn
vẫn tìm cách mua gom (tại cửa hàng bình ổn giá ở TPHCM).
Ảnh: Nguyễn Hiền.

Xếp hàng mua đường, gạo

Khi chúng tôi có mặt tại siêu thị Co.op Mart Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận, TPHCM) lúc 9 giờ sáng hôm qua, kệ bày bán mặt hàng đường bình ổn đã hết sạch. Cầm trên tay bịch đường Biên Hòa giá 22.700 đồng/kg, cô Bảy (ngụ quận Gò Vấp) nói: “Đi trễ nên hết đường rẻ rồi, đành phải mua đường này ăn tạm”.

Một đại diện Co.op Mart cho hay, trong những ngày qua, lượng đường tiêu thụ tại siêu thị cũng có mức tăng đột biến, cao gấp nhiều lần so với bình thường. Với mức chênh khá cao, mỗi kg đường bình ổn và ngoài thị trường chênh lệch 6-7 ngàn đồng (giá đường RE tại các điểm bình ổn là 18.000 đồng/kg, trong khi ngoài thị trường là 26.000 đồng, thậm chí một số nơi lên đến 28.000 đồng/kg). Dầu ăn bình ổn có giá 24.500 - 25.600 đồng/lít, còn giá ở ngoài đều không dưới 30.000 đồng/lít. Giá bình ổn của trứng gà, trứng vịt lần lượt là 21.000 - 25.500 đồng/chục, thấp hơn ở ngoài từ 3.000- 5.000 đồng...

nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, siêu thị Co.op Mart đã thực hiện mỗi người chỉ được mua tối đa 2 kg đường. Các cửa hàng của Công ty Lương thực TPHCM cũng chỉ bán tối đa 3 kg đường, 3 lít dầu ăn cho một người. Tuy nhiên, biện pháp này xem ra không mấy hiệu quả. Theo một nhân viên siêu thị, có dấu hiệu nhiều khách hàng quay lại mua đường nhiều lần trong ngày.

Tại điểm bán hàng bình ổn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), bà Hy - chủ quầy hàng cho biết: “Nhiều người tới cửa hàng hỏi mua đường, gạo với số lượng lớn tới mấy chục ký nhưng tôi không bán. Vì bên công ty đã quy định chỉ bán cho mỗi người tối đa 2 kg/ngày”. Đã xuất hiện nhiều gương mặt quen quay vòng mua nhiều lần trong ngày với đường và gạo. Đại diện điểm bình ổn này cho biết.

Trước dấu hiệu găm hàng của một số cá nhân kinh doanh, ông Phạm Văn Hùng - Phó Giám đốc Cty TNHH Ba Huân - đơn vị tham gia bình ổn giá mặt hàng trứng gia cầm cho biết, đã phải in giá lên sản phẩm để tránh tình trạng tiểu thương tự ý nâng cao giá bán. Theo ông Hùng, hiện lượng trứng tiêu thụ của công ty đang tăng vọt. Đặc biệt là vào thời điểm giá cả thị trường tăng cao, lượng tiêu thụ tăng từ 20 đến 30%.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM thừa nhận, những ngày qua Sở có ghi nhận dấu hiệu dân buôn từ bên ngoài vào các điểm bình ổn giá mua hàng, đặc biệt là đường, để bán lại kiếm lời. “Sở đã chỉ đạo các điểm bán hàng bình ổn giá có biện pháp ngăn chặn. Trong thời gian tới, sẽ phối hợp cùng Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điểm bình ổn giá. Nếu phát hiện có hiện tượng găm hàng, đầu cơ, sẽ có biện pháp xử lý phù hợp” - Bà Đào khẳng định.

Khách hàng chọn mua nhiều mặt hàng bình ổn giá tại các siêu thị ở Hà Nội Ảnh: Phạm Yên
Khách hàng chọn mua nhiều mặt hàng bình ổn giá tại các siêu thị
ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Yên.

Khó giữ giá cho cả thị trường

Để thực hiện chương trình bình ổn giá 6 tháng cuối năm, ngay từ tháng 9, UBND TPHCM đã cho các doanh nghiệp tham gia được vay vốn ưu đãi, không tính lãi suất, không cần thế chấp tài sản trong thời gian 6 tháng kể từ ngày giải ngân. Trong thời gian thực hiện chương trình bình ổn vừa qua, các doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt việc “can thiệp” vào thị trường. Tuy nhiên, việc đảm bảo giữ bình ổn giá cả không hề đơn giản.

Ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM phân tích, nếu các doanh nghiệp quốc doanh nắm được 100% thị phần phân phối trên thị trường thì việc điều tiết giá cả, hạn chế đầu cơ, tăng giá rất dễ. Còn nếu trông vào ngân sách để gồng gánh, những doanh nghiệp tham gia cố gắng lắm cũng chỉ giải quyết được 50% thị phần. 50% còn lại phải thả nổi theo thị trường. Vì vậy tư thương thường lợi dụng tình trạng khan hàng, giá xăng dầu, tỷ giá tăng để tăng giá trục lợi. “15 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá trên địa bàn thành phố với khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường chỉ ở mức 30% thì việc giữ giá là rất khó”- Ông Nhung nói.

Ông Nguyễn Sỹ Chiến, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, tình hình tăng giá từ nay đến cuối năm là điều đáng lo ngại. Bộ đã yêu cầu các sở Công Thương chỉ đạo doanh nghiệp trong ngành chuẩn bị hàng hóa từ bây giờ.

Xử nghiêm các trường hợp nâng giá trục lợi

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng giá dịp cuối năm, đồng thời xử lý nghiêm đơn vị sản xuất, kinh doanh lợi dụng biến động thị trường đẩy giá trục lợi. Cụ thể, yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh không lợi dụng biến động của thị trường để tăng giá hàng hóa. Hàng thuộc danh mục bình ổn giá phải kê khai để loại trừ các yếu tố hình thành giá không phù hợp.

Yêu cầu Sở Công Thương dự trữ hàng hóa, mở rộng nguồn hàng và các mạng lưới bán hàng bình ổn giá tới các chợ dân sinh, đảm bảo phù hợp với nguồn hàng cung ứng theo nhu cầu tiêu dùng tại các điểm đăng ký bình ổn giá.

*Ngày 18-11, UBND TPHCM cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành vừa kiểm tra các điểm bán hàng của các DN tham gia chương trình bình ổn giá. Đoàn đã lập biên bản 47 vụ, trong đó xử phạt 25 vụ vi phạm về niêm yết giá với tổng số tiền nộp phạt là 93 triệu đồng.

MỚI - NÓNG